Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Cần đảm bảo quyền lợi cho người dân trong thu hồi đất

Diendandoanhnghiep.vn Tiếp tục góp ý, hoàn thiện Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), nhiều chuyên gia cho rằng, Dự thảo cần có những quy định cụ thể, hợp lý, để đảm bảo quyền lợi, sinh kế của người dân trong thu hồi đất...

>> Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Cần bảo đảm sự thống nhất với Luật Lâm nghiệp

Theo đó, sau nhiều lần tổ chức lấy ý kiến các tầng lớp nhân dân, Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã tiếp thu và có nhiều sự điều chỉnh, thể hiện những quan điểm mới, bám sát với yêu cầu của thực tiễn hơn. Tuy nhiên, tiếp tục góp ý, hoàn thiện Dự thảo Luật, nhiều chuyên gia cho rằng, Dự thảo cần tập trung giải quyết các vấn đề về chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, đảm bảo quyền lợi cho người dân trong thu hồi đất.

Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã tiếp thu và có nhiều sự điều chỉnh, thể hiện những quan điểm mới, bám sát với yêu cầu của thực tiễn hơn - Ảnh minh họa: ITN

Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã tiếp thu và có nhiều sự điều chỉnh, thể hiện những quan điểm mới, bám sát với yêu cầu của thực tiễn hơn - Ảnh minh họa: ITN

Cụ thể, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh - Lê Hoàng Châu cho biết, Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã bổ sung thêm nhiều quy định về tái định cư cho người bị thu hồi đất, trong đó, việc sửa đổi bỏ quy định khung giá đất để chuyển sang xác định giá đất phù hợp với giá phổ biến trên thị trường được nhiều chuyên gia đánh giá cao.

Và để đảm bảo tính khả thi, ông Châu cho rằng, Dự thảo Luật cần có quy định cụ thể hơn về cách thức xác định giá để đảm bảo hài hòa lợi ích của các chủ thể liên quan.

Bên cạnh đó, cần ghi nhận, bổ sung thêm nguyên tắc “phải bảo đảm người có đất bị thu hồi có chỗ ở, đảm bảo thu nhập và điều kiện sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ”; thể hiện sự nỗ lực của nhà làm luật trong việc đảm bảo quyền và lợi ích cho người có đất bị thu hồi.

Theo ông Châu, quy định này còn chung chung, thiếu hướng dẫn thực hiện cụ thể, bởi muốn thật sự đảm bảo đời sống người dân hậu thu hồi đất thì các khu tái định cư phải được chuẩn bị đầy đủ cả về cơ sở hạ tầng cũng như phù hợp nhu cầu thực tế của người dân, bao gồm những vấn đề về chỗ ở, sinh hoạt và tâm lý. Đồng thời, khu tái định cư phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện về hạ tầng kỹ thuật như: kết nối giao thông; điện, nước sinh hoạt; xử lý môi trường… và hạ tầng xã hội như: trường học, dịch vụ y tế, nhà văn hóa, khu thể thao, khu thương mại...

Ngoài ra, còn phải tính toán đến việc tạo không gian phù hợp với sinh kế và sinh hoạt của người bị thu hồi đất. Những tiêu chí này chưa được quy định cụ thể trong Dự thảo Luật.

>> Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Băn khoăn quy định cho tặng, thừa kế bất động sản với kiều bào

tiếp tục góp ý, hoàn thiện Dự thảo Luật, nhiều chuyên gia cho rằng, Dự thảo cần tập trung giải quyết các vấn đề về chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư - Ảnh minh họa: ITN

Tiếp tục góp ý, hoàn thiện Dự thảo Luật, nhiều chuyên gia cho rằng, Dự thảo cần tập trung giải quyết các vấn đề về chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư - Ảnh minh họa: ITN

Do đó, ông Châu đề xuất, Dự thảo Luật cần thể chế hóa và làm rõ nội hàm thế nào là “bảo đảm điều kiện sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ”; quy định cụ thể tiêu chí để định lượng, đi vào chi tiết, nêu rõ dựa trên căn cứ nào để xác định khu tái định cư có điều kiện sống “bằng hoặc tốt hơn” nơi ở cũ chứ không để câu chữ chung chung. Đồng thời, cần phân công cụ thể trách nhiệm thẩm định, giám sát liên quan đến vấn đề này nhằm đảm bảo tính hiệu quả và minh bạch trong thực tiễn.

Cũng theo ông Châu, Dự thảo Luật cần phải bổ sung rõ các quy định về nguyên tắc và điều kiện tái định cư; trong đó cần làm rõ tính pháp lý của loại đất bị thu hồi để được hưởng chính sách tái định cư; làm rõ chủ thể được tái định cư và các trường hợp được tái định cư. Đồng thời, tại khoản 2, Điều 85 cần bổ sung thêm nội dung về thời gian công bố giá đất cụ thể để phục vụ bồi thường thu hồi đất; lý tưởng nhất là công bố khi tổ chức họp dân kiểm đếm.

Đồng quan điểm đã nêu, nhiều ý kiến cũng cho rằng, việc đặt ra quy định không cụ thể, chỉ chú tâm vào việc xây dựng hạ tầng mà không xét đến tình hình kinh tế hoặc nhu cầu sinh kế của người dân đã dẫn đến tình trạng hàng chục nghìn căn hộ tái định cư trên nhiều địa bàn bị bỏ không, mỗi năm phải chi hàng chục tỷ đồng để bảo trì gây thất thoát tài sản Nhà nước và lãng phí nguồn tài nguyên đất đai trong khi nhiều người dân vẫn thiếu nhà để ở…

Từ đó, các chuyên gia đề nghị, Dự thảo Luật cần xem xét bổ sung yêu cầu việc thực hiện điều tra xã hội học trước khi thu hồi đất, đồng thời khi hỗ trợ tái định cư phải có nhiều phương án để người dân lựa chọn. Bởi, việc điều tra xã hội học sẽ giúp cơ quan Nhà nước nắm được nhu cầu, hoàn cảnh, sinh kế, kể cả tâm tư, nguyện vọng của người có đất bị thu hồi; giúp cho việc thực hiện thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được sát thực tế và phù hợp với nhu cầu của người dân, tránh tình trạng dư thừa nhà tái định cư như trong những năm gần đây.

Theo Luật sư Nguyễn Hữu Thế Trạch - Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh, Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) cần làm rõ thêm khái niệm về “xác định thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất” để giúp cơ quan quản lý quy tất cả các thiệt hại do việc thu hồi về một mức bồi thường cụ thể, đầy đủ, tương xứng với những tác động tiêu cực của việc thu hồi gây ra cho người sử dụng đất; tránh việc nhiều thiệt hại do thiếu quy định mà bị xem nhẹ, không được bồi thường hoặc hỗ trợ qua loa.

Ông Trạch kiến nghị, Dự thảo cần cụ thể hóa các quy định ràng buộc về thời điểm thực hiện tái định cư. Điều này giúp cơ quan lập pháp và hành pháp đánh giá toàn diện những thiệt hại của người có đất bị thu hồi; từ đó mà xây dựng và thực thi các quy định công bằng hơn, khách quan hơn, dân chủ hơn. Điều này cũng đúng với yêu cầu của Nghị quyết số 18-NQ/TW Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII (Nghị quyết 18) về “Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao” là “tạo sự bình đẳng hơn giữa các chủ thể sử dụng đất”.

“Thu hồi đất là lĩnh vực nhạy cảm, liên quan đến nhiều tổ chức, lực lượng và quyền lợi, sinh kế của người dân. Do vậy, Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) cần có những quy định cụ thể, hợp lý để việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được tiến hành thuận lợi, giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa Nhà nước, chủ đầu tư và người sử dụng đất; đảm bảo quyền lợi của người dân có đất bị thu hồi”, Luật sư Nguyễn Hữu Thế Trạch bày tỏ.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Cần đảm bảo quyền lợi cho người dân trong thu hồi đất tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713960430 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713960430 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10