Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Cân nhắc quy định về phân nhóm khoáng sản

GIA NGUYỄN 31/07/2024 03:30

Được kỳ vọng sẽ khắc phục những tồn tại, hạn chế, bất cập của Luật Khoáng sản hiện hành, tuy nhiên, Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản vẫn còn đó những tồn tại, hạn chế…

>> Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Cần bổ sung đầy đủ hành vi bị cấm

Theo đó, Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản được xây dựng nhằm thể chế hóa đầy đủ quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, đặc biệt là Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 10/02/2022 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và các chính sách, pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng.

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản được xây dựng nhằm thể chế hóa - Ảnh minh họa: ITN

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản được xây dựng nhằm thể chế hóa Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 10/02/2022 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng - Ảnh minh họa: ITN

Nội dung của dự thảo Luật bám sát vào 5 chính sách, với những điểm mới đáng chú ý như: Quy định về điều tra cơ bản địa chất; phân nhóm khoáng sản, khai thác nước khoáng, nước nóng thiên nhiên, khai thác khoáng sản lòng sông, lòng hồ, ở khu vực biển không phải lập Đề án đóng cửa mỏ khoáng sản nhưng phải thực hiện phương án đóng cửa mỏ khoáng sản; công nhận kết quả thăm dò khoáng sản thay vì phê duyệt trữ lượng; sử dụng vốn ngân sách từ nguồn sự nghiệp kinh tế để tổ chức thực hiện thăm dò khoáng sản chiến lược, quan trọng; tiền cấp quyền khai thác khoáng sản được thu theo năm và quyết toán theo sản lượng khai thác thực tế...

Việc xây dựng Luật được kỳ vọng sẽ khắc phục những tồn tại, hạn chế, bất cập của Luật Khoáng sản hiện hành hướng tới bảo đảm quản lý chặt chẽ, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả khoáng sản, tính minh bạch trong việc kiểm soát hoạt động khoáng sản và mục tiêu phát triển bền vững của ngành địa chất, khoáng sản. Tuy nhiên, Dự thảo Luật này được cho vẫn còn đó những tồn tại, hạn chế, đặc biệt là quy định về phân nhóm khoáng sản.

>> Cân nhắc quy định về quyền ưu tiên đối với tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản

Góp ý hoàn thiện Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản, một số ý kiến đề nghị - Ảnh minh họa: ITN

Góp ý hoàn thiện Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản, một số ý kiến đề nghị cân nhắc quy định về phân nhóm khoáng sản - Ảnh minh họa: ITN

Góp ý quy định tại Điều 7 Chương VI về phân nhóm khoáng sản, PGS.TS Lương Quang Khang - Trường Đại học Mỏ - Địa chất cho rằng, phân nhóm khoáng sản là một trong những điểm mới và là cơ sở khoa học xuyên suốt cho việc xây dựng nội dung các chương, điều, khoản của Dự thảo Luật. Tuy nhiên, đối với khoáng sản nhóm II (điểm b, khoản 1) bao gồm các loại khoáng sản làm vật liệu trong ngành công nghiệp xây dựng cần chính xác để phù hợp với Quyết định số 1626/QĐ-TTg ngày 15/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050...

Do đó, PGS.TS Lương Quang Khang đề xuất, về quy định phân nhóm khoáng sản cần lưu ý các vấn đề liên quan đến một số khoáng sản như: than, quặng phóng xạ, titan, bauxit và mối quan hệ giữa than, dầu và khí, đá phiến.

Đồng quan điểm, không ít ý kiến cũng cho hay, một số loại khoáng sản có thể sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau và phụ thuộc vào trình độ công nghệ ở thời điểm điều tra, thăm dò, khai thác, sử dụng nên khó xác định thuộc nhóm khoáng sản nào, gây chồng chéo thẩm quyền quy hoạch khoáng sản, có thể dẫn đến lãng phí tài nguyên hoặc ảnh hưởng đến vấn đề dự trữ tài nguyên quốc gia. Vì vậy, cần quy định cụ thể hơn đối với các loại khoáng sản ở từng nhóm và làm rõ nội hàm để đơn giản hóa các thủ tục liên quan.

Xoay quanh nội dung này, trước đó, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội cũng đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu giải trình, tiếp thu các ý kiến, tránh khoảng trống pháp lý dẫn đến sai phạm, thất thoát, lãng phí. Ngoài ra, quy định phân nhóm khoáng sản cần lưu ý các vấn đề liên quan đến một số khoáng sản như: than, quặng phóng xạ, titan, bauxit và mối quan hệ giữa than, dầu và khí, đá phiến.

Bên cạnh những nội dung đã nêu, góp ý hoàn thiện Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản, nhiều ý kiến cũng đề xuất cơ quan soạn thảo xem xét, cân nhắc một số nội dung liên quan đến: hành vi bị cấm; quyền ưu tiên đối với tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản; thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản theo sản lượng khai thác thực tế; ưu tiên nộp hồ sơ với doanh nghiệp đã thăm dò khoáng sản; công suất, ranh giới khai thác khoáng sản,...

Được biết, Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản được đưa ra lấy ý kiến gồm 12 Chương với 117 Điều, tăng 1 Chương và 31 Điều. Dự thảo cũng đã được trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 7 vừa qua và dự kiến sẽ được trình xem xét, quyết định tại Kỳ họp thứ 8 diễn ra vào tháng 10 tới đây.

Có thể bạn quan tâm

  • Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Cần bổ sung đầy đủ hành vi bị cấm

    Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Cần bổ sung đầy đủ hành vi bị cấm

    03:30, 25/06/2024

  • Cân nhắc quy định về quyền ưu tiên đối với tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản

    Cân nhắc quy định về quyền ưu tiên đối với tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản

    03:40, 20/06/2024

  • Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Tránh xung đột pháp luật

    Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Tránh xung đột pháp luật

    00:06, 20/06/2024

  • Nên thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản theo sản lượng khai thác thực tế

    Nên thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản theo sản lượng khai thác thực tế

    03:50, 18/06/2024

  • Cân nhắc quy định về ưu tiên nộp hồ sơ với doanh nghiệp đã thăm dò khoáng sản

    Cân nhắc quy định về ưu tiên nộp hồ sơ với doanh nghiệp đã thăm dò khoáng sản

    03:50, 17/06/2024

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Cân nhắc quy định về phân nhóm khoáng sản
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO