Dự thảo Luật Kinh doanh Bảo hiểm: Còn nhiều quy định không chặt chẽ

LÊ HOÀNG CHÂU, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh (HORea). 08/04/2022 03:50

Dù đã trải qua nhiều lần sửa đổi nhưng Dự thảo Luật Kinh doanh Bảo hiểm vẫn còn nhiều điểm chồng chéo và chưa chặt chẽ.

>>Luật Kinh doanh bảo hiểm hiện hành chưa theo kịp quốc tế

Ở bài viết này, chúng tôi muốn kiến nghị tiếp tục cho phép doanh nghiệp bảo hiểm được mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp, chứng chỉ quỹ, góp vốn vào các doanh nghiệp khác, được kinh doanh bất động sản theo quy định của Chính phủ, như đã quy định tại khoản 2 Điều 98 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000.

Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi) được trình Quốc hội tại kỳ họp thứ hai (tháng 10/2021).

Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi) được trình Quốc hội tại kỳ họp thứ hai (tháng 10/2021).

Quy định không chặt chẽ

Khoản 3 Điều 142 Dự thảo Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi) quy định doanh nghiệp bảo hiểm không được phépthực hiện các hoạt động đầu tư như “đi vay để đầu tư chứng khoán, bất động sản hoặc góp vốn vào doanh nghiệp khác; đầu tư trực tiếp bất động sản” có một số bất cập, hạn chế sau đây:

Khoản 3 Điều 142 Dự thảo Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi) quy định doanh nghiệp bảo hiểm “không được phép” thực hiện các hoạt động đầu tư như “đi vay để đầu tư chứng khoán, bất động sản hoặc góp vốn vào doanh nghiệp khác; đầu tư trực tiếp bất động sản” thì đã thay đổi 1800, hoàn toàn trái ngược với khoản 2 Điều 98 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 quy định “doanh nghiệp bảo hiểm chỉ được sử dụng vốn nhàn rỗi của mình để đầu tư ở Việt Nam”, trong đó có hoạt động “mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp; kinh doanh bất động sản; góp vốn vào các doanh nghiệp khác” và giao cho “Chính phủ quy định cụ thể danh mục đầu tư và tỷ lệ vốn nhàn rỗi được phép đầu tư vào mỗi danh mục đầu tư” vừa đảm bảo tính hợp lý, vừa “nhằm bảo đảm cho doanh nghiệp bảo hiểm luôn duy trì được khả năng thanh toán”, vừa phù hợp với thông lệ quốc tế.

Do vậy, nên tiếp tục quy định tương tự như nội dung khoản 2 Điều 98 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000.

Khoản 3 Điều 142 Dự thảo Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi) quy định “không được phép” đồng nghĩa với quy định “cấm”, nhưng tại Điều 10 Dự thảo Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi) quy định “các hành vi bị nghiêm cấm” không có nội dung quy định “không được phép đi vay để đầu tư chứng khoán, bất động sản hoặc góp vốn vào doanh nghiệp khác; đầu tư trực tiếp bất động sản” của khoản 3 Điều 142.

Cùng với đó, khoản 3 Điều 142 Dự thảo Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi) quy định doanh nghiệp bảo hiểm không được phép đi vay để đầu tư chứng khoán, bất động sản hoặc góp vốn vào doanh nghiệp khác; đầu tư trực tiếp bất động sản”.

Nội dung này đã được quy định tại điểm b khoản 2 Điều 59 Nghị định 73/2016/NĐ-CP như sau: “b) Không được đi vay để đầu tư trực tiếp hoặc ủy thác đầu tư vào chứng khoán, bất động sản và góp vốn vào doanh nghiệp khác (...); d) Không được đầu tư quá 30% nguồn vốn đầu tư vào các công ty trong cùng một tập đoàn hay một nhóm công ty có quan hệ sở hữu lẫn nhau (...) nhằm để quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện khoản 2 Điều 98 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000, theo đó“doanh nghiệp bảo hiểm chỉ được sử dụng vốn nhàn rỗi của mình để đầu tư ở Việt Nam”, nên điểm b khoản 2 Điều 59 Nghị định 73/2016/NĐ-CP mới quy định doanh nghiệp bảo hiểm “không được đi vay để đầu tư”.

Do vậy, khoản 3 Điều 142 Dự thảo Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi) quy định doanh nghiệp bảo hiểm “không được phép đi vay để đầu tư chứng khoán, bất động sản hoặc góp vốn vào doanh nghiệp khác; đầu tư trực tiếp bất động sản” là chưa chuẩn xác và không chặt chẽ về mặt quy phạm pháp luật. Bởi lẽ, nếu quy định doanh nghiệp bảo hiểm “không được phép đi vay để đầu tư chứng khoán, bất động sản...” thì doanh nghiệp bảo hiểm vẫn có thể sử dụng vốn nhàn rỗi của mình để đầu tư.

Cần quy định cụ thể về vốn nhàn rỗi được đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm

Vì những lý lẽ trên, chúng tôi đề xuất hiệp hội đề nghị sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 142 Dự thảo Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi) như sau:

Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài chỉ được sử dụng vốn nhàn rỗi của mình để đầu tư ở Việt Nam trong các lĩnh vực sau đây: Mua trái phiếu Chính phủ; Mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp; Kinh doanh bất động sản; Góp vốn vào các doanh nghiệp khác; Cho vay theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng; Gửi tiền tại các tổ chức tín dụng.

Đồng thời, Chính phủ quy định cụ thể danh mục đầu tư thuộc các lĩnh vực quy định tại khoản 3 Điều này và tỷ lệ vốn nhàn rỗi được phép đầu tư vào mỗi danh mục đầu tư nhằm bảo đảm cho doanh nghiệp bảo hiểm luôn duy trì được khả năng thanh toán.

>>Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi): Có cần duy trì 2 quỹ?

Cùng với đó, Luật cũng nên quy định: Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài không được phép thực hiện các hoạt động đầu tư sau đây:

Thứ nhất, đi vay để đầu tư chứng khoán, bất động sản hoặc góp vốn vào doanh nghiệp khác, trừ trường hợp vay để đầu tư xây dựng trụ sở kinh doanh, địa điểm làm việc, kho tàng phục vụ trực tiếp cho các hoạt động nghiệp vụ của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài theo quy định tại điểm b khoảnĐiều này;

Thứ hai, đi vay để đầu tư trực tiếp bất động sản, trừ trường hợp: Mua, đầu tư sở hữu bất động sản để sử dụng làm trụ sở kinh doanh, địa điểm làm việc hoặc cơ sở kho tàng phục vụ trực tiếp cho các hoạt động nghiệp vụ của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài và cho thuê trụ sở kinh doanh chưa sử dụng hết thuộc quyền sở hữu hoặc sử dụng của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài; và nắm giữ bất động sản, bao gồm quyền sử dụng đất do xử lý trái phiếu có bảo đảm bằng bất động sản, do đối trừ công nợ phải thu bằng bất động sản. Trong thời hạn 03 năm kể từ ngày xử lý trái phiếu bảo đảm bằng bất động sản hoặc đối trừ công nợ phải thu bằng bất động sản, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài phải chuyển nhượng hoặc thanh lý bất động sản...

Có thể bạn quan tâm

  • Dự thảo Luật Kinh doanh Bảo hiểm sửa đổi: Cần bổ sung bảo hiểm rủi ro cho người mua nhà

    03:55, 07/04/2022

  • Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi): Có cần duy trì 2 quỹ?

    12:02, 22/03/2022

  • Dự thảo Luật Kinh doanh bảo hiểm sửa đổi còn nhiều chồng chéo

    03:30, 08/02/2022

  • Quản lý kinh doanh bảo hiểm sao cho hiệu quả?

    04:50, 31/10/2021

  • Luật Kinh doanh bảo hiểm hiện hành chưa theo kịp quốc tế

    11:06, 22/10/2021

  • Hôm nay, Quốc hội họp về dự án Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi)

    06:00, 22/10/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Dự thảo Luật Kinh doanh Bảo hiểm: Còn nhiều quy định không chặt chẽ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO