Dự thảo Luật Kinh doanh bảo hiểm tạo ra gánh nặng quản lý

Diendandoanhnghiep.vn Các chuyên gia đề nghị cơ quan soạn thảo Luật bảo vệ quyền lợi người mua, tránh chế tài tạo ưu thế cho doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm.

>> Dự thảo Luật Kinh doanh Bảo hiểm: Còn nhiều quy định không chặt chẽ

Theo tiến trình, Dự thảo Luật Kinh doanh Bảo hiểm này sẽ được mang ra bàn thảo tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV khai mạc hôm nay (23/5/2022).

Dù đã bước vào những ngày sửa đổi cuối cùng nhưng dự thảo Luật lần này vẫn vấp phải ý kiến trái chiều từ nhiều chuyên gia.

Dự kiến, Dự thảo Luật Kinh doanh Bảo hiểm này sẽ được mang ra bàn thảo tại kỳ họp Quốc hội tháng 5 năm nay.

Dự kiến, Dự thảo Luật Kinh doanh Bảo hiểm này sẽ được mang ra bàn thảo tại kỳ họp Quốc hội tháng 5 năm nay.

Bình luận về các quy định của Dự thảo lần này, ông Phan Đức Hiếu, Uỷ viên thường trực, Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, một số quy không đúng mong muốn của cộng đồng doanh nghiệp, không tạo ra động lực cho doanh nghiệp, mà nặng về quản lý, thậm chí có thể tạo ra lo sợ, e dè cho doanh nghiệp.

Ông Hiếu băn khoăn nhiều ở việc dự thảo luật trao quyền thẳng cho Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định một số điều kiện kinh doanh, trong khi đó, các điều kiện kinh doanh phải được quy định từ nghị định trở lên. “Dự thảo giao Bộ Tài chính quy định danh mục sản phẩm bảo hiểm, vậy nếu có sản phẩm mới thì phải sửa quy định của luật, Bộ không họp thì thị trường không được chấp nhận sản phẩm mới hay sao?”, ông Hiếu đặt câu hỏi.

>> Một số quy định của Dự thảo Luật Kinh doanh bảo hiểm còn chưa phù hợp thực tế

Một điểm mới của lần sửa đổi này là quy định về quản lý tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm theo hướng chuyển đổi sang quản lý vốn trên cơ sở rủi ro. Theo đó, Dự thảo Luật yêu cầu doanh nghiệp phải xác định tỷ lệ an toàn vốn, quản lý vốn tương ứng với quy mô và mức độ rủi ro của doanh nghiệp.

"Tuy nhiên, để đảm bảo có bước chuyển phù hợp với thị trường và cơ quan quản lý, Dự thảo Luật quy định lộ trình thực hiện các quy định về quản lý, giám sát trên cơ sở rủi ro là 5 năm. Đây là điểm rất quan trọng để thay đổi phương thức quản trị, vậy mà 5 năm nữa mới thực hiện thì thụt lùi so với thế giới đến mức nào", chuyên gia Đỗ Văn Sinh, nguyên Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh đặt vấn đề.

Một vấn đề còn nhiều lo ngại trong quá trình hoàn thiện Dự thảo Luật là quy định về bảo hiểm vi mô.

Theo dự luật sửa đổi, các tổ chức được cung cấp sản phẩm bảo hiểm vi mô gồm doanh nghiệp bảo hiểm được cấp phép thành lập và hoạt động tại Việt Nam; tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô được cấp phép thành lập và hoạt động để cung cấp các sản phẩm bảo hiểm vi mô cho chính các thành viên của mình.

Dự thảo giao quyền Chính phủ quy định về điều kiện cấp giấy phép thành lập và hoạt động, tổ chức hoạt động, quản trị rủi ro, hoạt động nghiệp vụ, chế độ tài chính và quản lý nhà nước đối với các tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Dự thảo Luật Kinh doanh bảo hiểm tạo ra gánh nặng quản lý tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711708606 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711708606 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10