Dự thảo Luật Phòng thủ dân sự: Làm rõ “trường hợp khẩn cấp”

Diendandoanhnghiep.vn Cần làm rõ thế nào là trường hợp khẩn cấp và có được hiểu như quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp.

>>Cần thiết ban hành Luật Phòng thủ dân sự

Đại biểu Quốc hội Trần Thị Kim Nhung (Quảng Ninh) góp ý tại phiên thảo luận về dự án Luật Phòng thủ dân sự, ngày 9/11.

Đại biểu Quốc hội Trần Thị Kim Nhung (Quảng Ninh). Ảnh: QH

Đại biểu Quốc hội Trần Thị Kim Nhung (Quảng Ninh). Ảnh: QH

Thảo luận về sự cần thiết ban hành luật, Đại biểu Trần Thị Kim Nhung đánh giá cao sự cố gắng của các cơ quan hữu quan trong việc chuẩn bị dự án Luật Phòng thủ dân sự. Đại biểu nhất trí sự cần thiết ban hành Luật phòng thủ dân sự với những lý do được nêu trong Tờ trình Chính phủ. 

Việc ban hành luật riêng sẽ tạo điều kiện thuận lợi, hành lang pháp lý lý cụ thể, thống nhất cho tổ chức hoạt động của phòng thủ dân sự, nhằm bảo đảm hạn chế, khắc phục sự chồng chéo trong thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cơ quan có liên quan, cũng như tập trung nguồn lực, tăng tính cơ động trong huy động lực lượng và thống nhất trong chỉ huy, xử lý các sự cố thảm họa, thiên tai, dịch bệnh.

Góp ý về lực lượng phòng thủ dân sự quy định tại Điều 38 của dự thảo luật, đại biểu Trần Thị Kim Nhung đề nghị cân nhắc bổ sung lực lượng dự bị động viên vào lực lượng nòng cốt phòng thủ dân sự. Vì lực lượng này đã được huấn luyện nhiều kỹ năng trong thời gian tại ngũ và tại các địa phương hiện nay đang quản lý theo quy định của lực lượng dự bị động viên.

Lực lượng này được sắp xếp, được phân loại và sẵn sàng huy động và lực lượng vũ trang khi thực hiện các nhiệm vụ cấp thiết. Nếu được bổ sung lực lượng này tham gia phòng thủ dân sự và giao Chính phủ quy định chi tiết thì sẽ bảo đảm kịp thời phát huy được lực lượng tại chỗ.

Tại Điều 23 quy định về thẩm quyền điều động, huy động lực lượng, phương tiện, đại biểu Trần Thị Kim Nhung cho rằng quy định này còn khá chung chung, rất khó cho việc thực hiện và dễ chồng chéo trong thực tế triển khai.

Đặc biệt, cần làm rõ thế nào là trường hợp khẩn cấp và có được hiểu như quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp như nhiều đại biểu Quốc hội đã phát biểu. Tại Khoản 5 Điều 23 cũng quy định trong trường hợp khẩn cấp, Chủ tịch UBND các cấp nơi xảy ra thảm họa, sự cố đề nghị tổ chức, cá nhân nước ngoài hỗ trợ, giúp đỡ để ứng phó, khắc phục hậu quả thảm họa, sự cố.

Đại biểu cho rằng cần làm rõ phạm vi đề nghị như thế nào, thẩm quyền của UBND cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã đến đâu là phù hợp để đảm bảo không trái với quy định khác của pháp luật có liên quan và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Đại biểu Trần Thị Kim Nhung cũng góp ý quy định tại Điều 70 về bãi bỏ, sửa đổi một số điều của luật có liên quan trong dự thảo luật; Điều 38 quy định về lực lượng phòng thủ dân sự.

>>Tiếp tục xử lý nghiêm các vụ án kinh tế, tham nhũng lớn

>>Bộ Công Thương bị "nghi oan” về giá xăng dầu?

Đại biểu Quốc hội Siu Hương (Gia Lai. Ảnh: QH

Đại biểu Quốc hội Siu Hương (Gia Lai. Ảnh: QH

Đóng góp ý kiến về dự án Luật Phòng thủ dân sự, đại biểu Siu Hương (Gia Lai) cũng cho rằng, trong dự án Luật cần quy định rõ hơn về tình trạng khẩn cấp. Ngoài ra, việc huy động nguồn lực thực hiện việc giải quyết các sự cố trong tình trạng khẩn cấp cũng là vấn đề cần được ưu tiên.

Về tình trạng khẩn cấp, đại biểu Siu Hương đề nghị quyết định rõ hơn về khái niệm này. Trên cơ sở dự án Luật cho thấy, nhiều quy định liên quan đến cụm từ “tình trạng khẩn cấp” như tại Điểm d, khoản 2, Điều 21, Khoản 4, Điều 22 và Mục 4.

Nếu như Nghị định số 71 ngày 23/7/2002 quyết định chi tiết tình trạng khẩn cấp trong trường hợp có thảm họa lớn, dịch bệnh nguy hiểm thì căn cứ ban hành Nghị định có Pháp lệnh tình trạng khẩn cấp năm 2000 do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành một số luật, như Luật Quốc phòng năm 2018, Luật phòng, chống thiên tai và thực tiễn đối phó với tình trạng dịch bệnh Covid 19 cho thấy, có giai đoạn cần thiết phải ban bố tình trạng khẩn cấp ở mức cao hơn và lâu dài hơn.

Tuy nhiên, chúng ta lại thiếu đi hành lang pháp lý để thống nhất điều chỉnh. Vì vậy, để quyết định mang tính chung nhất về phòng, chống, khắc phục hậu quả thảm họa, sự cố, thiên tai thì cần làm rõ khái niệm tình trạng khẩn cấp trong dự thảo luật là hết sức cần thiết và nội hàm tình trạng khẩn cấp trong dự thảo luật thống nhất với các văn bản nêu trên.

Thứ hai, huy động trong phòng thủ dân sự để ứng phó kịp thời và khắc phục tình trạng khẩn cấp thiên tai thì việc huy động nguồn lực là cần thiết như việc huy động trong trường hợp này chỉ cần phân biệt với trưng mua, trưng dụng theo Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản năm 2008.

Quy định này cần đối chiếu các quy định có liên quan để tạo sự thống nhất trong thực hiện để đảm bảo việc huy động hợp lý, khả thi, hiệu quả, tránh lãng phí. Tuy nhiên, quy định trong dự thảo Luật phòng thủ dân sự chưa quy định rõ nội dung này như trong Luật Trưng mua, trưng dụng về thẩm quyền thực hiện.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Dự thảo Luật Phòng thủ dân sự: Làm rõ “trường hợp khẩn cấp” tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714433920 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714433920 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10