Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án hình sự… tạo nhiều cách hiểu

Diendandoanhnghiep.vn VCCI cho rằng, một số quy định trong Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án hình sự đang tạo nhiều cách hiểu khác nhau.

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam vừa có văn bản trả lời Công văn số 1580/BCA-V19 của Bộ Công an về việc tham gia ý kiến Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án hình sự.

Khó xác định được cơ quan quản lý nhà nước đối với pháp nhân là cơ quan nào?

Theo VCCI, Điều 140b của dự thảo quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước đối với pháp nhân thương mại và trao rất nhiều quyền cho cơ quan này.

Điều 3.24 của dự thảo giải thích: “Cơ quan quản lý nhà nước đối với pháp nhân thương mại là cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước chuyên ngành liên quan trực tiếp đến hình phạt và biện pháp tư pháp mà pháp nhân thương mại phải chấp hành, được Toà án giao thực hiện một số nhiệm vụ thi hành hình phạt và áp dụng biện pháp tư pháp đối với pháp nhân thương mại trong Quyết định thi hành án, Quyết định áp dụng biện pháp tư pháp.”

VCCI cho rằng khẳng định, một số quy định trong Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án hình đang tạo nhiều cách hiểu khác nhau, làm khó cho doanh nghiệp.

VCCI cho rằng khẳng định, một số quy định trong Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án hình đang tạo nhiều cách hiểu khác nhau, làm khó cho doanh nghiệp.

Tuy nhiên, VCCI cho rằng trong nhiều trường hợp sẽ rất khó xác định được cơ quan quản lý nhà nước đối với pháp nhân là cơ quan nào.

Ví dụ, khi một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất dược phẩm, phạm tội vi phạm quy định về cạnh tranh, và bị phạt tiền, thì cơ quan quản lý nhà nước đối với pháp nhân ở đây là cơ quan quản lý dược, cơ quan quản lý cạnh tranh hay cơ quan thu ngân sách?

“Ở đây, vấn đề cần tập trung giải quyết là buộc doanh nghiệp phải thi hành hình phạt. Do đó, khi xác định cơ quan nhà nước có liên quan nên được phân loại theo từng loại hình phạt cụ thể. Ví dụ, đối với hình phạt tiền là cơ quan thuế; đối với hình phạt đình chỉ hoạt động, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực thì là cơ quan quản lý lĩnh vực đó; đối với hình phạt cấm huy động vốn là ngân hàng nhà nước, cơ quan quản lý chứng khoán và cơ quan đăng ký kinh doanh…”, VCCI lấy ví dụ.

Từ đó, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo đổi tên cụm từ “cơ quan quản lý nhà nước đối với pháp nhân thương mại” thành “cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến thi hành hình phạt”, đồng thời bổ sung quy định về việc xác định cơ quan này tương ứng với từng loại hình phạt và biện pháp tư pháp.

Quy định chung chung, tạo nhiều cách hiểu

Theo quan điểm của VCCI, hiện, các quy định của dự thảo hiện mới chỉ tập trung vào trình tự, thủ tục thi hành án nhưng chưa có quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp khi phải thi hành những hình phạt này. Trên thực tế, khái niệm “hoạt động của pháp nhân thương mại” rất rộng và bao gồm rất nhiều nội dung, từ việc tuyển dụng lao động, trả lương, tập huấn cho người lao động; đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng nhà xưởng, mua bán máy móc thiết bị, cho thuê, cho mượn tài sản; xúc tiến thương mại, tìm kiếm khách hàng, bán hàng, cung cấp dịch vụ, nhận thanh toán; góp vốn, mua bán cổ phần, cổ phiếu… Mỗi doanh nghiệp kinh doanh trong các ngành nghề khác nhau lại có nội dung hoạt động khác nhau.

Do đó, VCCI cho rằng việc quy định chung chung “đình chỉ hoạt động” có thể sẽ nảy sinh rất nhiều vướng mắc trên thực tiễn.

Dẫn chứng cụ thể, VCCI lấy ví dụ: “Một doanh nghiệp bị tạm đình chỉ 6 tháng với tội gây ô nhiễm môi trường (xuất phát từ hoạt động sản xuất, xả thải của doanh nghiệp đó) thì rõ ràng là cần đình chỉ hoạt động sản xuất. Nhưng các hoạt động khác như: Trả lương cho người lao động, tuyển dụng và tập huấn lao động thì sao? Hoạt động tham gia hội chợ triển lãm, tìm kiếm khách hàng, ký kết các hợp đồng giao hàng trong tương lai có bị đình chỉ không? Việc bán những hàng hoá đã sản xuất tồn kho thì sao? Thậm chí việc bán, cho thuê hệ thống máy móc sản xuất, cho thuê lại mặt bằng, nhà xưởng để tận dụng trong thời gian đình chỉ có bị cấm không? Nhận thanh toán những khoản tiền theo hợp đồng đã ký kết?”.

Từ đó, VCCI đặt câu hỏi: Một doanh nghiệp bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn với tội danh buôn lậu khi nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thì sẽ bị đình chỉ hoạt động nhập khẩu. Nhưng liệu doanh nghiệp đó có bị đình chỉ sản xuất không? Có bị đình chỉ việc mua nguyên liệu, hàng hoá trong nước để sản xuất không? Có bị đình chỉ bán hàng hoá còn lại trong kho không? Có bị đình chỉ ký kết hợp đồng với nước ngoài để nhập khẩu nguyên liệu mà giao hàng sau thời gian thi hành án không? Có bị đình chỉ việc trả nợ cho ngân hàng không?

“Như vậy, với quy định hiện tại, có thể gây ra nhiều cách hiểu khác nhau và dẫn đến không thống nhất trong thực tiễn áp dụng”, VCCI khẳng định.

Về vấn đề này, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc bổ sung quy định rõ từng hoạt động nào doanh nghiệp bị cấm và không bị cấm thực hiện trong quá trình thi hành án đình chỉ hoạt động, tương ứng với từng tội danh.

“Ví dụ, các hoạt động trong mối quan hệ với người lao động sẽ không bị đình chỉ, những hoạt động trong quan hệ với cổ đông, người góp vốn vào doanh nghiệp cũng không bị đình chỉ (trừ khi doanh nghiệp bị kết án theo Tội thao túng chứng khoáng và Tội rửa tiền), thực hiện những nghĩa vụ đối với Nhà nước, đối với người tiêu dùng, khách hàng, chủ nợ theo hợp đồng đã ký kết trước khi bản án có hiệu lực”, VCCI khẳng định.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713450845 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713450845 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10