Đừng để người dân mất Tết vì “phép vua thua lệ làng”

Diendandoanhnghiep.vn Một trong những mục đích của Nghị quyết 128 chính là tránh tình trạng các địa phương có quy định khác nhau. Tiếc là, không ít địa phương vẫn thể hiện tư duy “phép vua thua lệ làng”.

>> Người dân "quay như chong chóng" với quy định về quê ăn Tết

Chỉ hơn 10 ngày nữa đến Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022. Đây cũng là thời điểm người lao động lên kế hoạch trở về quê nghỉ Tết. Tôi tin chắc rằng trên đất Việt Nam này, rất nhiều người giống như tôi, cũng đang đợi nghỉ Tết để trở về “úp mặt vào sông quê”, để có thêm động lực tiếp tục cố gắng cho những dự định tiếp theo.

Tuy nhiên, lo ngại bùng dịch, nhiều địa phương đã áp dụng biện pháp quản lý, cách ly chưa phù hợp, có địa phương vận động, hay viết thư ngỏ kêu gọi người dân không về quê nếu không cần thiết.

Tết Nguyên đán là dịp thiêng liêng trong đời sống tinh thần của người dân.

Tết Nguyên đán là dịp thiêng liêng trong đời sống tinh thần của người dân.

 Việc mỗi nơi một kiểu, chính quyền cấp thôn, xã khóa cổng cách ly, vận động người dân không về ăn Tết… là những quy định “vượt rào” so với chỉ đạo của chính quyền cấp trên. Nó đã thực sự đang gây khó khăn cho người dân, đặc biệt là những người lao động xa quê chỉ mong trở về bên gia đình vào mỗi dịp Tết đến Xuân về. 

Thật tình, không ít người lấy làm băn khoăn khi quỹ thời gian được nghỉ để đoàn tụ gia đình, thăm người thân không nhiều, nhưng thời gian buộc phải cách ly cả tuần lễ (theo quy định do chính quyền địa phương đặt ra), thì e rằng hết thời gian cách ly thì cũng vừa... hết Tết!

Trước những quy định bất nhất từ nhiều địa phương, mới đây Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của  Quốc hội Hoàng Thanh Tùng  đã cho biết, các địa phương rất lo lắng cho công tác phòng chống dịch COVID-19 để tránh lây lan. Có điều, hiện nay các biện pháp thực hiện lại hơi quá so với quy định của Chính phủ. Điều này gây ra không khí e ngại cho người dân chuẩn bị về quê ăn Tết.

Dưới góc nhìn của các chuyên gia, n hững chủ trương, phương cách chống dịch mà Chính phủ ban hành, áp dụng hiện nay không chỉ giúp phục hồi kinh tế mà còn thuận lợi cho việc thực hiện nguyện vọng trên của người dân.

 Các địa phương không nên “làm khó” người dân về quê ăn Tết, thay vào đó cần linh hoạt, kiểm soát dịch hiệu quả theo đúng tinh thần của Nghị quyết 128 của Chính phủ. Vì Nghị quyết 128 tinh thần là người dân phải tự chịu trách nhiệm, không can thiệp xử lý hành chính mà hướng dẫn cho người dân để tự bảo vệ sức khỏe bản thân và người xung quanh.

Trong khi đó, Bộ Y tế đã có quy định cụ thể về cách ly và xét nghiệm người về từ các địa phương khác. Theo đó, không chỉ định xét nghiệm đối với việc đi lại của người dân, chỉ xét nghiệm đối với trường hợp đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa) và các trường hợp nghi ngờ như sốt, ho, khó thở…

Trước quy định chống dịch khác nhau của các địa phương, nhiều người dân bức xúc cho rằng, đã là chống dịch thì cần áp dụng thống nhất trên toàn quốc, không phải mỗi nơi một kiểu, gây khó cho người dân.

Nhiều người dân bức xúc cho rằng, đã là chống dịch thì cần áp dụng thống nhất trên toàn quốc, không phải mỗi nơi một kiểu, gây khó cho người dân.

>> “Thư ngỏ” gửi người dân không về quê ăn Tết: Không nên!

PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế): “Việc yêu cầu toàn bộ người vào địa bàn phải xét nghiệm vừa không cần thiết, vừa tốn kém, bất tiện vừa gây tâm lý chủ quan phòng bệnh khi có kết quả xét nghiệm âm tính”.

Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân thẳng thắn hơn khi gọi tình trạng trên là “phép vua thua lệ làng”, đi ngược lại với tinh thần thích ứng linh hoạt của Nghị quyết 128.

“Việc ra quy định máy móc làm khó người dân thể hiện một bộ phận lãnh đạo còn chưa thích ứng được với tình hình mới. Đây còn là biểu hiện của việc không tuân thủ quy định của Chính phủ, chính quyền cấp dưới “chỉ lo giữ ghế” mà không quan tâm tới việc người dân chịu phiền hà ra sao”, Đại biểu Lê Thanh Vân nói.

Có thể thấy, “tư duy chống dịch” của không ít cán bộ địa phương vẫn còn nặng nề và lạc hậu nên đã tự đặt ra các quy định phòng, chống dịch “kỳ quặc” và sai trái như vậy.

Chúng ta phải nhanh chóng chấp nhận trạng thái bình thường mới, đó là khi Việt Nam chấp nhận chuyển từ “Zero COVID” sang “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát dịch hiệu quả”, nghĩa là chuyển sang kiểm soát rủi ro thay vì “ngăn sông cấm chợ”. Các địa phương nên tạo điều kiện cho lao động về quê đón Tết an toàn, thực hiện thống nhất, tránh mỗi nơi mỗi kiểu gây “cát cứ” như trước đây.

Khó khăn trong phòng chống dịch đúng là rất cần sự đồng thuận, phối hợp của người dân. Nhưng khó thì cần tìm tòi, sáng tạo các giải pháp phù hợp, hiệu quả chứ không nên gây khó dân để tiện cho cơ quan quản lý.

Sau một năm đầy sóng gió, khó khăn vì dịch, hãy để người dân, nhất là những người con xa quê được trở về với tâm lý thoải mái và đón một cái Tết an vui, sum vầy cùng gia đình.

         

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Đừng để người dân mất Tết vì “phép vua thua lệ làng” tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714764716 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714764716 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10