Dù có bổ nhiệm đúng quy trình, nhưng đặt nhầm chỗ thì người giới thiệu và bổ nhiệm phải chịu kỷ luật.
Chuyện bố làm lãnh đạo, con được đề bạt bao giờ cũng bị công chúng dị nghị. Những dị nghị mà báo chí đã nêu là hoàn toàn thực tế. Đây là rủi ro khó có thể tránh khỏi nếu chúng ta không áp dụng các quy định của Luật Hồi tỵ trong việc bố trí, sắp xếp, đề bạt cán bộ.
Tinh thần chung của Luật Hồi tỵ là không sắp xếp, không bố trí cha con, người thân cũng làm quan chức tại một địa phương, một cơ quan, đơn vị. Đây là đạo luật đã được cha ông ta áp dụng từ hơn 500 năm trước (từ thời vua Lê Thánh Tông). Rất tiếc, không khéo ngày nay chúng ta lại đang không minh bạch và không chuẩn tắc bằng cha ông mình trong việc vận hành nền hành chính, công vụ.
“Con vua thì lại làm vua/Con sãi ở chùa thì quét lá đa” là một trật tự xã hội đã bị Cách mạng Tháng Tám năm 1945 xóa bỏ. Để tránh chuyện “dân nổi can qua”, chúng ta cần nhất quyết không để trật tự xã hội đó được từng bước xác lập trở lại. Giải pháp quan trọng nhất ở đây là cần áp dụng trở lại các quy phạm tiến bộ và phù hợp của Luật Hồi tỵ.
Thực ra, chủ trương của Đảng ta trong việc luân chuyển các bí thư khỏi địa phương của họ cũng là một cách áp dụng Luật Hội tỵ cho thời đại mới.
Chính vì vậy, 1uan trọng là cần bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo theo thành tích thực tế. Một người lãnh đạo giỏi là người có thể đưa GRDP của địa phương mình tăng trưởng cao hơn nhiều lần so với trước. Cũng tương tư như vậy, các thành tích đo đếm được phải là tiêu chuẩn quan trọng nhất ở đây. Một cán bộ trẻ tuổi như tạo ra được những thành tích xuất sắc thì trẻ mấy cũng nên đề bạt.
Có thể bạn quan tâm
Cán bộ chủ chốt phải nêu gương học tập Nghị quyết Đại hội XIII
17:04, 10/03/2021
Liên tục có cán bộ “dính chàm”, Tổng cục Thuế cảnh báo toàn ngành
10:10, 04/03/2021
“Cán bộ là cái gốc của mọi việc”
06:00, 12/02/2021
CHÍNH TRỊ-XÃ HỘI TUẦN TỪ 25-30/1: Đã có “thuốc” trị “bệnh” sợ sai của cán bộ!
05:00, 30/01/2021
Đại hội XIII: Kỳ vọng đột phá trong công tác cán bộ
13:00, 29/01/2021