Được - mất với Mygo và Vỏ sò

Bùi Phú 03/07/2019 11:06

Với MyGo và Vỏ sò, Viettel Post đã chính thức tham gia vào 2 cuộc chiến tiêu hao với những đối thủ như Grab, FastGo, be, Go-Viet (lĩnh vực gọi xe) và Tiki, Lazada, Shoppee (sàn thương mại điện tử).

Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel (Viettel Post) đã chính thức ra mắt ứng dụng gọi xe MyGo và nền tảng thương mại điện tử Voso.vn.

p/Viettel Post chính thức ra mắt ứng dụng gọi xe MyGo và nền tảng thương mại điện tử Voso.vn

Viettel Post chính thức ra mắt ứng dụng gọi xe MyGo và nền tảng thương mại điện tử Voso.vn

Toan tính của Viettel Post

Ngay sau khi ra mắt, MyGo đã được Viettel Post triển khai đồng loạt tại 63 tỉnh/thành trên cả nước. Đây là điểm khác biệt lớn giữa Mygo với các ứng dụng gọi xe khác thường chỉ cung cấp dịch vụ ở một vài địa phương trong thời gian đầu.

Hệ thống của Mygo sẽ tính toán cung đường đi để đảm bảo không ảnh hưởng đến dịch vụ giao hàng và chở khách. Tận dụng cả việc giao hàng và chở khách trên cùng hành trình nên mức giá của Mygo sẽ rẻ hơn khoảng 5-7% so với các dịch vụ gọi xe khác. Tính đến ngày ra mắt, lãnh đạo của Viettel Post cho biết đã có 105.000 tài xế đăng ký tham gia, trong đó xe máy là gần 98.000, xe ô tô là hơn 7200 và 600 xe tải. Trong ngày 30/6, ứng dụng này đã cung cấp thành công 5.800 cuốc xe.

Bên cạnh đó, voso.vn là một trang thương mại điện tử mua bán hàng hóa trực tuyến tương tự như một số sàn thương mại điện tử khác trên thị trường hiện nay. Nhưng Voso.vn sẽ tập trung bán hỗ trợ nông dân mua bán nông sản đến tay người dùng cuối, do đó giao diện của Voso.vn được thiết kế tối giản, chi cần vài click chuột để hoàn tất việc mua hàng.

Theo thông báo từ Viettel Post, voso.vn đã có 7.000 nhà cung cấp. Từ nay đến giữa tháng 7 tới, Viettel Post dự kiến số nhà cung cấp sẽ tăng lên 30.000.

Với việc tung ra 2 ứng dụng MyGo và Vỏ sò cùng lúc, Viettel Post đã chính thức tham gia vào 2 cuộc chiến với những đối thủ như Grab, FastGo, be, Go-Viet (lĩnh vực gọi xe) và Tiki, Lazada, Shoppee...ử).

Ông Trần Trung Hưng, Tổng Giám đốc Viettel Post nói: Việc cho ra mắt cùng một lúc hai ứng dụng MyGo và Voso thể hiện triết lý của Viettel Post rất rõ ràng: Chúng tôi luôn lấy khách hàng làm trung tâm. Với Viettel Post, cách mạng 3.0 là giải quyết nhu cầu của khách hàng, còn 4.0 là giải quyết các vấn đề của khách hàng”. MyGo và Voso.vn cũng được kỳ vọng sẽ góp phần hoàn thiện hệ sinh thái các sản phẩm số của Viettel.

Có thể bạn quan tâm

  • Bộ Giao thông Vận tải "yêu cầu" MyGo tuân thủ đúng quy định

    22:16, 01/07/2019

  • MyGo đấu với Grab, Go-Viet

    11:38, 20/06/2019

  • Lợi thế của "tân binh" Vỏ sò trên chiến trường thương mại điện tử?

    01:49, 19/06/2019

Cuộc chiến tiêu hao

Như vậy, với việc tung ra 2 ứng dụng MyGo và Vỏ sò cùng lức, Viettel Post đã chính thức tham gia vào 2 cuộc chiến với những đối thủ như Grab, FastGo, be, Go-Viet (lĩnh vực gọi xe) và Tiki, Lazada, Shoppee (sàn thương mại điện tử). Cả hai lĩnh vực này sự cạnh tranh luôn ở mức khốc liệt và dễ đưa nhau vào một cuộc chiến tiêu hao.

Điển hình như cuộc chiến trong lĩnh vực gọi xe. Hồi tháng 3/2018, sau khi Uber tuyên bố rút khỏi Việt Nam, hàng loạt tên tuổi mới – cả trong và ngoài nước – tuyên bố sẽ tham gia vào thị trường này. Các tên tuổi này có thể kể đến như VATO, Aber, Xelo… (ttrong nước) và Go Việt… (nước ngoài).

Đến nay, sau 1 năm hoạt động, các ứng dụng gọi xe của các doanh nghiệp trong nước này gần như mất hút trong bản đồ gọi xe công nghệ Việt Nam. Còn với doanh nghiệp nước ngoài như Go Việt cũng im hơi lặng tiếng. Cũng giống như cuộc chiến gọi xe, cuộc chiến trên thị trường thương mại điện tử hiện nay cũng là cuộc chơi của các ông lớn như Tiki, Lazada, Shopee là những doanh nghiệp “trường” vốn do có nhà đầu tư nước ngoài hậu thuẫn.

Còn đối với các doanh nghiệp nội như Vuivui, Beyeu.com, Deca.vn, Lingo.vn…lần lượt mở cửa rồi ngậm ngùi đóng cửa. Thậm chí, trên trang web của mình, Beyeu.com còn để lại lời nhắn: “Kinh doanh thương mại điện tử cần rất nhiều tiền. Nhiều doanh nghiệp sẽ quyết định ngưng đốt tiền. Chúc may mắn cho những ai còn đang cố gắng”. Chính vì vậy, Viettel Post cùng lúc tham gia vào 2 thị trường này, thì dự kiến sẽ phải sử dụng nguồn tài chính cực lớn.

Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, Viettel Post cũng có những ưu điểm đặc biệt của riêng mình. Như trong lĩnh vực thương mại điện tử, Vỏ sò có lợi thế khi tận dụng mạng lưới chuyển phát toàn quốc mà Viettel Post này đã đầu tư rất mạnh vào cả công nghệ lẫn hệ thống logistic. Thêm vào đó, thông qua Viettel Post, Vỏ sò có thể nhanh chóng quảng bá sản phẩm cho tập khách hàng tiềm năng gồm 60 triệu khách hàng sẵn có của Viettel.
Đối với thị trường gọi xe, Mygo có thể tận dụng ứng dụng thanh toán trực tuyến của Viettel (Viettel Pay) như một cách đi tắt đón đầu công nghệ.

Ở một góc nhìn khác, chỉ sau 5 tiếng công bố, chiều ngày 1/7, Bộ Giao thông Vận tải đã có công văn đề nghị Viettel Post xin ý kiến của Sở GTVT các địa phương trước khi “thí điểm” triển khai. Đồng thời Bộ GTVT cũng đề nghị Viettel Post phối hợp với các bên như Bộ Công thương, Bộ Khoa học Công nghệ để có hướng dẫn triển khai cụ thể, tránh những vấn đề liên quan đến pháp lý.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Được - mất với Mygo và Vỏ sò
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO