“Đường băng” khác biệt của Airbus

Trương Khắc Trà 15/04/2020 11:30

Trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, chuỗi cung ứng đã và đang là mối quan tâm lớn nhất hiện nay đối với khả năng sống còn của doanh nghiệp và các nền kinh tế.

Trong khi hầu hết các công ty toàn cầu tìm cách dịch chuyển toàn bộ sản xuất, lắp ráp thành phẩm về những nơi có chi phí thấp, nguyên phụ liệu dồi dào, thì Airbus chọn cách làm ngược lại.

br class=

Airbus dường như đang miễn nhiễm với các cuộc khủng hoảng, kể cả dịch COVID-19.

Airbus một mình một bóng

Airbus được thành lập dựa trên sáng kiến của 3 quốc gia Tây Âu là Pháp, Anh và Đức. Đây là một thực thể kinh tế dựa trên liên minh, chứ không thuộc sở hữu riêng của bất cứ nước nào.

Airbus đang sử dụng nguồn nhân lực khắp các quốc gia trong Liên minh Châu Âu (EU) để sản xuất ra các linh kiện máy bay và khâu lắp ráp cuối được đặt tại các thành phố lớn như Toulouse (Pháp), Hamburg (Đức), Sevilla (Tây Ban Nha).

Có thể bạn quan tâm

  • Airbus A220-300 trong tầm ngắm của các hãng hàng không Việt Nam

    Airbus A220-300 trong tầm ngắm của các hãng hàng không Việt Nam

    20:44, 01/08/2019

  • Vietnam Airlines hoàn thiện đội máy bay Airbus A350

    Vietnam Airlines hoàn thiện đội máy bay Airbus A350

    16:37, 03/04/2019

  • Đằng sau chiến lược thất bại của Airbus cho máy bay A380

    Đằng sau chiến lược thất bại của Airbus cho máy bay A380

    04:25, 22/02/2019

  • Việt Nam tham gia sâu hơn vào quá trình sản xuất linh kiện cho Airbus

    Việt Nam tham gia sâu hơn vào quá trình sản xuất linh kiện cho Airbus

    11:47, 02/01/2018

  • Airbus xác nhận đơn đặt hàng máy bay khủng nhất lịch sử ngành hàng không

    Airbus xác nhận đơn đặt hàng máy bay khủng nhất lịch sử ngành hàng không

    06:30, 30/12/2017

Từ năm 1967 đến nay, kinh tế thế giới nhiều lần kinh qua khủng hoảng lớn, nhưng Airbus gần như miễn nhiễm. Bằng chứng là, chưa năm tài khóa nào, Airbus bị lỗ.

Dù Airbus phải cắt giảm một nửa sản lượng máy bay A320 do dịch COVID-19, nhưng chuỗi cung ứng nội bộ vẫn hoạt động bình thường. Dù các hoạt động hàng không “đóng băng”, nhưng trong quý 1/2020, Airbus đã nhận 290 đơn đặt hàng và bàn giao 122 máy bay thương mại.

Phân tán rủi ro

Nhược điểm của sản xuất tập trung bây giờ là cả thế giới mỏi mòn chờ đợi Trung Quốc khôi phục sản xuất, chậm ngày nào số lượng doanh nghiệp rút khỏi thị trường nhiều lên ngày đó. Bởi vậy, các chuyên gia cho rằng, chỉ còn cách làm ngược lại: Đó là phân tán sản xuất, học theo cách của Airbus.

Sự phân tán sản xuất vừa giúp phân tán rủi ro, vừa mang lại nguồn vốn đầu tư dồi dào, chất lượng hơn cho những quốc gia mới nổi. Theo PGS.TS. Cù Chí Lợi, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Châu Mỹ, các nền kinh tế đang tăng tốc phát triển sản xuất công nghiệp cần có kế hoạch đón làn sóng đầu tư mới. Trước đây, một làn sóng đầu tư có biên độ 10 năm thì nay, chúng ta cần thu hẹp còn 3-5 năm.

Vấn đề lớn nhất của kinh tế thế giới hiện nay là đa dạng hóa nguồn cung, phát triển dựa trên sự cân bằng quyền lợi, sự đóng góp hài hòa giữa các quốc gia. Phải có thêm những “sản phẩm toàn cầu” phản ánh sự bộ chung chứ không phải là lệ thuộc phần lớn vào một ai đó.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
“Đường băng” khác biệt của Airbus
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO