Đường dài cho kinh tế Việt Nam

Diendandoanhnghiep.vn Nhìn lại 3/4 chặng đường của năm 2020, kinh tế đang dần khởi sắc, mở ra hy vọng sớm phục hồi trở lại trong những tháng cuối năm.

Với mức tăng trưởng GDP 9 tháng 2,12%, thì khả năng đạt mức tăng trưởng trên 2% trong cả năm gần như chắc chắn.

 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9, nhìn lại 3/4 chặng đường của năm 2020.p/Ảnh: TTX

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9, nhìn lại 3/4 chặng đường của năm 2020. Ảnh: TTX

Tăng trưởng GDP của kinh tế Việt Nam 9 tháng 2020 theo công bố của Tổng cục Thống kê đạt mức thấp kỷ lục trong vòng 10 năm qua, với 2,12%. Dù vậy so với các nước trong khu vực và thế giới, đây vẫn là tăng trưởng khá.

Kết quả thấp nhưng tích cực trong cục diện mới

Sẽ có không ít quan điểm cho rằng ở một mức thấp kỷ lục, không thể nói là Việt Nam đã làm tốt hoặc chúng ta vẫn có tinh thần “tự sướng”, tự động viên, tự khen.

Thực tế, tuy tăng trưởng về mức thấp, nhưng bức tranh tương quan trong cục diện chung dưới ảnh hưởng COVID-19 trên toàn cầu và khu vực, rõ ràng Việt Nam đã làm quá tốt.

TS. Jacques Moriset, Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam dẫn số liệu khối WTO dự báo thương mại toàn cầu năm 2020 sụt giảm 13-35%, ngay cả nếu có phục hồi trong những tháng gần đây. Một số liệu khác từ UNCTAD đại diện cho lợi ích các nền kinh tế đang phát triển cũng ghi nhận FDI trên toàn thế giới năm 2020 ước tính giảm 20-30%.

Việt Nam với độ mở kinh tế lớn, tăng trưởng GDP các năm trước đây có sự đóng góp lớn từ xuất nhập khẩu – Trong làn sóng sụt giảm, thậm chí suy thoái và đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, tăng trưởng thấp của Việt Nam theo đó được ghi nhận tương đồng với thành công của Việt Nam trong kiểm soát COVID-19 và trở thành một trong những quốc gia hàng đầu ASEAN về an ninh dịch bệnh. Đáng chú ý trong quý III, các khu vực kinh tế có dấu hiệu khởi sắc hơn quý II và là động lực cho tăng trưởng kinh tế chung của đất nước.

Hai lợi thế dài hạn của Việt Nam

Theo Tổng cục Thống kê, quý III và cả 3 quý đầu 2020, sự “phân bổ lại” trong đóng góp cho tỷ trọng tăng trưởng GDP của các lĩnh vực cũng thay đổi dưới tác động COVID-19. Trong khi khu vực công nghiệp và các lĩnh vực trọng tâm tăng trưởng thấp, phản ánh rõ câu chuyện đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu chưa thể “vá” và cơ cấu lại được ngay khi Việt Nam phụ thuộc các quốc gia trong chuỗi.

Song tăng trưởng của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản ở mức 2,93% trong quý III và tính chung các quý, tăng 1,84% - cho thấy dù khu vực này ngoài dịch, còn chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và dịch tả châu Á, nhưng vẫn có ánh sáng của trụ cột lõi. Và điều này có được do sự chủ động nội địa, cũng là một trong những yếu tố mà khi các quốc gia “co cụm”, Việt Nam với lợi thế ngàn năm về kinh tế nông nghiệp, không hề là lợi thế cũ. Hơn thế, lợi thế này sẽ càng hữu dụng và đã phần nào thể hiện rõ trong những ngày đầu của Hiệp định EVFTA có hiệu lực – giúp Việt Nam khơi rộng dư địa nông nghiệp và các lĩnh vực khác, tại thị trường lớn EU.

Một lợi thế khác của Việt Nam, là sự linh hoạt và luôn chủ động đón đầu mọi xu thế mới. Trong đó, tuy đi sau về công nghệ song Việt Nam lại sớm thích ứng và thậm chí đã chủ động “đi tắt đón đầu” để hòa nhập với một trong yếu tố xúc tác giúp nền kinh tế không chỉ vượt qua khó khăn do dịch bệnh có thời gian lẫn sự phát triển đường dài, đó là công cụ số. Lợi thế này đến từ cả chủ trương, chính sách sớm xây dựng Chính phủ số, kinh tế số của Chính phủ; nhưng quan trọng không kém là sự tự nguyện thích ứng và nắm bắt, ứng dụng số hóa của doanh nghiệp, đặc biệt của người dân.

Nhận định tại một diễn đàn về Kinh tế Việt Nam vừa diễn ra mới đây, TS. Jacques Moriset chỉ ra 3 xúc tác trong định hướng chiến lược mới, giúp tối ưu hóa tác động của giá trị toàn cầu đối với Việt Nam, là cơ chế định giá, công cụ số và cơ chế phối hợp.

Có thể trong lợi thế lõi của nền kinh tế dễ thúc đẩy nội hóa, có cơ hội đa dạng hóa các sản phẩm, thị trường và doanh nghiệp mới, Việt Nam đang nắm giữ chìa khóa lợi thế lõi và xúc tác lõi. Và cũng phải thẳng thắn rằng dù chỉ là xúc tác, song 2 yếu tố còn lại lại đang phản ánh những điểm nghẽn của kinh tế Việt Nam mà nếu tháo gỡ, sẽ trở thành đòn bẩy, lan tỏa toàn diện và thúc đẩy sự khởi sắc của chúng ta trong dài hạn.

TS Cao Viết Sinh – Nguyên Thứ trưởng Bộ KH&ĐT:

Để đạt được mức tăng trưởng 2% vào năm 2020, chúng ta vẫn cần lưu ý các khó khăn hiện hữu của nền kinh tế. Một biểu hiện khá rõ ràng, đó là nền kinh tế xuất siêu tới 17 tỷ USD sau 9 tháng, trong khi tăng trưởng xuất khẩu chỉ ở mức 4,2%, đạt trên 202 tỷ USD. Nếu xuất siêu cao trong bối cảnh xuất khẩu tiếp tục tăng trưởng hai con số thì là quá tốt. Nhưng ở đây, xuất siêu là do nhập khẩu giảm. Sự đứt gãy của chuỗi cung ứng đã gây ra tình trạng này, doanh nghiệp Việt Nam khó nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào hơn. Điều này sẽ gây khó khăn cho sản xuất - kinh doanh.

Ông Dương Mạnh Hùng - Vụ trưởng Vụ Hệ thống tài khoản quốc gia (Tổng cục Thống kê):

Việc giải ngân vốn đầu tư công vẫn đang có nhiều dư địa để tăng trưởng, qua đó góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế chung của cả nước. Thông thường, quý cuối năm, giải ngân vốn đầu tư công tăng nhanh hơn so với các quý đầu năm. Đây chính là một động lực quan trọng để nền kinh tế có thể đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn trong quý IV. Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước thực hiện 9 tháng ước tính đạt 303.000 tỷ đồng, tăng 33,3% so với cùng kỳ năm trước.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Đường dài cho kinh tế Việt Nam tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713554694 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713554694 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10