Đường sắt Bắc - Nam: Cơ hội và thời điểm

Diendandoanhnghiep.vn Có người ví von rất thơ rằng, đến lúc nào đó, buổi sáng ăn phở gia truyền Hà Nội buổi trưa có mặt ở phía Nam đất nước thưởng thức cơm tấm mà không phải di chuyển bằng đường hàng không!

Điều đó hoàn toàn có thể nếu dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam trở thành hiện thực. Với tốc độ 350km/h, ngồi trên con tàu hiện đại, vận hành chuyên nghiệp, cảm giác ì ạch được rũ bỏ.

Nếu đường sắt hiện tại loại tàu chạy nhanh nhất cũng phải mất khoảng 36h từ ga Hà Nội đến ga Sài Gòn. Trong khi, đường sắt cao tốc chỉ mất khoảng 5h17 phút. Với mức thời gian này, đường sắt hoàn toàn có thể cạnh tranh sòng phẳng với hàng không.

Thời đại 4.0 thời gian là vàng bạc, là cơ hội. Việc đường sắt Việt Nam làm “cuộc cách mạng về thời gian” là phương án tối ưu cứu vãn ngành này khỏi vũng lầy trì trệ.

Dưới góc độ kinh tế, phát triển kinh tế phải tuân theo chu trình “sản xuất, lưu thông, phân phối và tiêu dùng”. Một khi hàng hóa lưu thông nhanh hơn, sẽ tác động tích cực đến quá trình phân phối và tiêu dùng, vòng quay của đồng tiền cũng nhanh hơn. Điều này lý giải vì sao đường sắt cao tốc công nghệ cao là xu thế của thế giới trong nhiều thập niên qua, hầu hết những quốc gia phát triển đều sử dụng loại hình giao thông này. Cách đây gần 60 năm Nhật Bản đã xây dựng hệ thống tàu Shinkansen; năm 1981 nước Đức khai trương hệ thống tàu TGV… với đóng góp rất lớn cho sự thịnh vượng, văn minh của những quốc gia này.

Nhiều chuyên gia đánh giá, điều kiện để nước ta xây dựng tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam đã chín muồi. Nhưng vấn đề đầu tiên là…tiền đâu? Theo tính toán, “siêu dự án” này tiêu tốn khoảng 60 tỷ USD. Trong khi đó, nợ công Việt Nam đã ở mức “đèn đỏ” nhiều năm qua. Còn nguồn vốn ODA ngày càng kèm thêm nhiều điều kiện. Nếu khởi động dự án bằng tiền vay, nhiều bài học cay đắng về các dự án lớn do nước ngoài thi công đội vốn, kém chất lượng chỉ vì chúng ta không chủ động được nguồn vốn.

Cuối cùng, hình thức “đầu tư giai đoạn có tầm nhìn” là phương án khả thi nhất. Theo đó, giai đoạn I cần 24,662 tỷ USD để đầu tư đoạn Hà Nội - Vinh và Nha Trang - TP HCM sẽ phân bổ vốn hàng năm từ 2020 đến 2029. Các đoạn còn lại từ Vinh đến Nha Trang (896 km) sẽ xây dựng từ năm 2035 và hoàn thành, đưa vào khai thác toàn tuyến từ năm 2040 đến 2045. 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Đường sắt Bắc - Nam: Cơ hội và thời điểm tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714372630 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714372630 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10