Các “cải tổ phi biên giới” mà EVFTA đòi hỏi sẽ giúp Việt Nam giải quyết được hai vấn đề khúc mắc nhất trong kinh tế Việt Nam.
>>EVFTA thúc đẩy Việt Nam phát triển bền vững
Đó là, tăng năng suất lao động và giúp các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam phát triển lớn mạnh như các doanh nghiệp nước ngoài.
PGS.TS.Phạm Thị Thanh Bình, Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới chỉ ra những điểm khác biệt giữa EVFTA so với những Hiệp định mà Việt Nam đã ký kết trước đó.
Theo PGS.TS.Phạm Thị Thanh Bình, khác với các Hiệp định thương mại thông thường, EVFTA thường được gọi là “Hiệp định thương mại sâu sắc” vì không phải chỉ đòi hỏi những cải tổ về mậu dịch hàng hóa, mà còn cải tổ ở các lĩnh vực khác gọi là “cải tổ phi biên giới”.
Đó là các lĩnh vực đầu tư, dịch vụ, bảo vệ sở hữu trí tuệ, giảm thủ tục hải quan, bảo vệ môi trường, ngăn chặn vai trò các công ty quốc doanh, mua sắm hàng hóa nhà nước, giải quyết các tranh chấp, nghĩa là đi xa hơn các thỏa thuận của Tổ chức thương mại thế giới (WTO).
Các “cải tổ phi biên giới” mà EVFTA đòi hỏi sẽ đem lại nhiều lợi ích cho kinh tế Việt Nam vì làm gia tăng tính cạnh tranh cho hàng hóa Việt Nam nhờ giải quyết được 2 vấn đề khúc mắc nhất trong kinh tế Việt Nam. Đó là, tăng năng suất lao động và giúp các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam phát triển lớn mạnh như các doanh nghiệp nước ngoài.
“Cải tổ phi biên giới” hay “cải tổ của thế hệ thứ hai” là cách duy nhất để Việt Nam trở thành nước có thu nhập cao và một nền kinh tế dựa trên giá trị gia tăng của trí tuệ, nâng cấp kỹ nghệ theo chiều ngang lẫn chiều sâu nhằm tăng sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam và tạo công ăn việc làm vững vàng cho người dân”, PGS.TS.Phạm Thị Thanh Bình nói.
Hiệp định EVFTA cắt giảm thuế quan đối với hàng hóa và dịch vụ, giúp tạo điều kiện cho hàng hóa Việt Nam có điều kiện cạnh tranh, phát triển mạnh tại thị trường châu Âu.
Các hàng hóa xuất khẩu chính của Việt Nam sang EU được hưởng ưu đãi đều là những ngành hàng chính, ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam, như gạo, cà phê, mật ong, sản phẩm chăn nuôi, hoa quả, thủy sản, chế biến... là những ngành hàng được hưởng ưu đãi cao ngay từ khi cắt giảm trong năm đầu.
Các sản phẩm tăng trưởng mạnh ở thị trường EU, gồm dệt may, da giày, công nghiệp chế biến đồ gỗ, tin học, công nghệ thông tin, công nghiêp hóa dầu... cũng được hưởng những điều kiện thuế quanưu đãi trong những năm tiếp theo.
Hiện Việt Nam vẫn đang hưởng quy chế GSP từ EU với 42% các dòng thuế được hưởng giúp các doanh nghiệp có nhiều cơ hội tăng khả năng cạnh tranh khi nhập khẩu vào thị trường EU.
Tuy nhiên, PGS.TS.Phạm Thị Thanh Bình cho rằng, để hàng hóa xuất nhập khẩu được hưởng ưu đãi thuế, hạn ngạch như cam kết thì doanh nghiệp Việt Nam cần đáp ứng yêu cầu về quy tắc nguồn gốc xuất xứ với hàm lượng giá trị nội khối không dưới 40% và các cam kết sở hữu trí tuệ, như cam kết về nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, bằng sáng chế, thông tin bí mật...
>>EVFTA - tiền đề để Việt Nam "tăng tốc"
>>EVFTA tạo đà tăng trưởng cho GDP Việt Nam
Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới (WB), Việt Nam là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khu vực, được hỗ trợ chủ yếu bởi nhu cầu nội địa mạnh và hoạt động sản xuất theo hướng xuất khẩu.
Được tham gia vào thị trường lớn và thống nhất như EU là cơ hội hiếm có của Việt Nam-quốc gia có tổng sản phẩm quốc nội (GDP) chỉ khoảng 240 tỷ USD (chưa bằng 1,3% GDP của EU).
EVFTA là hiệp định toàn diện, có mức độ và phạm vi cam kết theo tiêu chuẩn cao. Do thị trường Việt Nam và EU có tính bổ sung cao, EVFTA được kỳ vọng đem lại lợi ích to lớn và cân bằng cho cả Việt Nam và EU.
Ở khía cạnh khác, với các cam kết trong EVFTA về phát triển bền vững, thương mại số sẽ tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam tiếp cận “công nghệ số, công nghệ xanh” hiện đại và tiên tiến của EU để đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng “đi tắt đón đầu”.
Hướng đến kinh tế số và xanh, thân thiện môi trường, chuyển đổi sang công nghệ tiêu chuẩn cao, giúp hàng hóa Việt Nam có ưu thế về chất lượng, đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật và môi trường cao như thị trường EU.
“Với EVFTA, Việt Nam còn có cơ hội nhiều hơn khi tiếp cận công nghệ cao. Đức, Pháp và một số nước khác là những ứng cử viên hàng đầu trong cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0”, PGS.TS.Phạm Thị Thanh Bình nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp Việt Nam còn có cơ hội nhập khẩu nguồn hàng hóa, nguyên liệu với chất lượng tốt, công nghệ hiện đại với giá hợp lý từ EU, được tiếp cận với nguồn máy móc, thiết bị, công nghệ, kỹ thuật cao từ các nước EU, qua đó để nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm.
“Đồng thời, hàng hóa, dịch vụ từ EU nhập khẩu vào Việt Nam sẽ tạo ra một sức ép cạnh tranh để doanh nghiệp Việt Nam nỗ lực cải thiện năng lực cạnh tranh”, PGS.TS.Phạm Thị Thanh Bình bày tỏ.
Có thể bạn quan tâm
00:06, 06/08/2022
11:47, 05/08/2022
10:52, 05/08/2022