EVFTA - Hội nhập “tốc độ cao”: Thách thức nội luật hóa

TS. Nguyễn Ngọc Hà - Giảng viên khoa luật, Đại học Ngoại Thương 22/05/2020 17:02

Quá trình thực thi các hiệp định FTA thế hệ mới cho thấy, Việt Nam gặp không ít khó khăn và thách thức về mặt pháp lý, trong đó có việc chuyển hóa các quy định của FTA vào nội luật.

Để thực thi các cam kết, điều 6 khoản 3 của Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005 và hiện nay là điều 6 khoản 2 của Luật Điều ước quốc tế năm 2016 quy định hai phương pháp.

p/Kiến nghị về việc phê chuẩn Hiệp định EVIPA, ngay tại tờ trình của Chủ tịch nước cũng khẳng định Hiệp định có một số nội dung chưa được quy định trong pháp luật Việt Nam nên theo quy định của Hiến pháp và Luật Điều ước quốc tế, Quốc hội là cơ quan có thẩm quyền quyết định phê chuẩn Hiệp định

Kiến nghị về việc phê chuẩn Hiệp định EVIPA, ngay tại tờ trình của Chủ tịch nước cũng khẳng định Hiệp định có một số nội dung chưa được quy định trong pháp luật Việt Nam nên theo quy định của Hiến pháp và Luật Điều ước quốc tế, Quốc hội là cơ quan có thẩm quyền quyết định phê chuẩn Hiệp định

Đáp ứng ràng buộc “hai chiều”

Các quy định trong điều ước quốc tế chỉ có thể được áp dụng trực tiếp đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân nếu quy định đó “đã đủ rõ, đủ chi tiết để thực hiện” và quyết định của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ về việc chấp nhận sự ràng buộc của điều ước quốc tế khẳng định toàn bộ hoặc một phần quy định đó được áp dụng trực tiếp.

Nói cách khác, một quy định trong các FTA thế hệ mới của Việt Nam chỉ có thể được áp dụng trực tiếp nếu thỏa mãn đồng thời cả hai điều kiện về nội dung và thủ tục nêu trên. Đối với điều kiện về nội dung, một câu hỏi quan trọng được đặt ra là quy định của FTA thế hệ mới khi nào được coi là “đã đủ rõ, đủ chi tiết”? Luật Điều ước quốc tế năm 2015 không có câu trả lời.

Một quy định “đủ chi tiết” khi quy định đó không cần phải hướng dẫn, giải thích thêm từ phía các cơ quan có thẩm quyền mà vẫn có thể thực hiện được; trong khi một quy định được coi là “đủ rõ” khi ngôn từ của quy định đó không dẫn đến những cách hiểu nước đôi, hoặc hiểu theo các cách khác nhau.

Dường như quan điểm này cũng khá rõ ràng và phù hợp với quan điểm mà một số học giả khác đưa ra.

Dù vậy, việc xác định một quy định của điều ước “đủ rõ” và “đủ chi tiết” không phải là vấn đề dễ dàng13 vì không có các tiêu chí thống nhất. Do đó, điều này có thể dẫn đến việc xác định quy định “đủ rõ, đủ chi tiết”, dù có thể phải trải qua nhiều vòng “lựa chọn” và “phản biện”, có thể vẫn bị tác động bởi ý chí chủ quan của con người.

Yêu cầu sửa đổi nội luật trong thời gian ngắn

Hai là, nếu các điều kiện để áp dụng trực tiếp không được đáp ứng, các quy định của điều ước quốc tế chỉ có thể được áp dụng gián tiếp thông qua việc “sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật” trong nước.

Nói cách khác, để chuyển hóa các quy định của điều ước nói chung và của các FTA nói riêng không được áp dụng gián tiếp, Việt Nam sẽ phải tiến hành một trong các công việc: thứ nhất, sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật hiện có; thứ hai, bãi bỏ quy định hoặc văn bản quy phạm pháp luật hiện có; thứ ba, ban hành văn bản quy phạm pháp luật mới.

Trong trường hợp áp dụng trực tiếp hoặc nội luật hóa, nếu quy định của điều ước quốc tế và quy định của nội luật khác nhau, thì theo điều 6 khoản 1 của Luật Điều ước quốc tế năm 2016 và quy định tương ứng trong nhiều văn bản luật khác, quy định của điều ước quốc tế sẽ được ưu tiên áp dụng.

Cách tiếp cận như vậy thể hiện rõ nghĩa vụ tuân thủ các điều ước quốc tế của Việt Nam, đồng thời, từ đó, có thể tạo nên một giá đỡ pháp lý để luận giải cho sự không tương thích của nội luật với điều ước nhằm tránh trường hợp bị khởi kiện do sự không tương thích đó.

Tuy nhiên, điều này lại có thể làm cho quy định về áp dụng trực tiếp điều ước không còn nhiều ý nghĩa, vì dù một quy định của điều ước không được áp dụng trực tiếp, thì sau đó, các chủ thể có liên quan vẫn có quyền viện dẫn đến quy định đó nếu nó khác với quy định trong nước.

Trên thực tế, ngoại trừ các Nghị quyết của Quốc hội phê chuẩn Nghị định thư gia nhập WTO của Việt Nam và CPTPP mà ở đó các quy định được áp dụng trực tiếp đã được nêu rõ, thì đối với các FTA khác, các nghị quyết, quyết định có liên quan lại không thể hiện nội dung này.

Thực tiễn chuyển hóa các quy định trong các FTA không được áp dụng trực tiếp trong thời gian qua cũng cho thấy Việt Nam phải giải quyết một số vấn đề.

(Còn tiếp)

Có thể bạn quan tâm

  • “EVFTA là cơ hội để gia nhập nhóm nước phát triển”

    “EVFTA là cơ hội để gia nhập nhóm nước phát triển”

    18:41, 20/05/2020

  • EVFTA: Muốn hội nhập đỉnh cao, phải chăm lo con đường thể chế và vun đắp năng lực cạnh tranh

    EVFTA: Muốn hội nhập đỉnh cao, phải chăm lo con đường thể chế và vun đắp năng lực cạnh tranh

    14:24, 20/05/2020

  • Đề nghị Quốc hội phê chuẩn Hiệp định EVFTA ngay tại kỳ họp thứ 9

    Đề nghị Quốc hội phê chuẩn Hiệp định EVFTA ngay tại kỳ họp thứ 9

    14:12, 20/05/2020

  • EVFTA giúp Việt Nam giảm tỷ lệ nghèo xuống 0,7%

    EVFTA giúp Việt Nam giảm tỷ lệ nghèo xuống 0,7%

    12:03, 20/05/2020

  • EVFTA: Thời cơ vàng đã đến!

    EVFTA: Thời cơ vàng đã đến!

    06:15, 20/05/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
EVFTA - Hội nhập “tốc độ cao”: Thách thức nội luật hóa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO