Đó là một trong những chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đối với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2018 và triển khai nhiệm vụ năm 2019 của EVN.
Năm qua, EVN với vai trò chủ lực trong ngành năng lượng, đã hoàn thành vượt kế hoạch sản xuất, cung ứng điện được Chính phủ giao, đảm bảo điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của nhân dân.
Tổng sản lượng điện sản xuất và mua năm của EVN năm qua đạt 212,9 tỷ kWh, vượt kế hoạch 2,4 tỷ kWh, tăng 10,36% so với năm 2017. Hoạt động chỉ đạo điều hành hệ thống điện và thị trường điện đã bám sát nhu cầu phụ tải, khai thác tối ưu các nhà máy điện. Thị trường phát điện cạnh tranh được vận hành theo đúng quy định. Công tác triển khai thị trường bán buôn đã thực hiện theo đúng chỉ đạo của Bộ Công Thương.
Bên cạnh đó, chỉ số tiếp cận điện năng của Việt Nam tăng 37 bậc, vươn lên vị trí thứ 27 trong 190 quốc gia, nền kinh tế trên thế giới và đạt mục tiêu vào nhóm ASEAN 4 trước hai năm theo yêu cầu của Chính phủ. Công tác dịch vụ khách hàng của EVN đạt cấp độ 4 về dịch vụ 1 cửa trực tuyến quốc gia. Đặc biệt, tính đến cuối năm 2018, đã có 100% xã và trên 99% số hộ dân nông thôn được sử dụng điện lưới quốc gia.
Có thể bạn quan tâm
08:33, 24/12/2018
12:56, 21/12/2018
14:39, 12/12/2018
23:13, 30/11/2018
Theo Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, ngành Điện nói chung, EVN nói riêng đang phải đối mặt với nhiều thách thức rất lớn trong năm 2019 và những năm tiếp theo, khi nhu cầu điện cho sản xuất và đời sống nhân dân đang tăng nhanh, vượt quá khả năng cung ứng. Thủy điện đã khai thác gần hết. Nguồn điện thay thế gặp nhiều khó khăn do Việt Nam đã quyết định dừng triển khai điện nguyên tử, nhiều dự án nhiệt điện bị chậm tiến, các nguồn năng lượng tái tạo hiện chưa thể phát triển trên quy mô lớn do chi phí cao, hệ thống truyền tải chưa đáp ứng yêu cầu. Việc vay vốn nước ngoài để phát triển nguồn điện cũng gặp nhiều khó khăn do vướng các thủ tục về bảo lãnh Chính phủ.
Năm 2019 sẽ là năm bứt phá để hoàn thành các mục tiêu, kế hoạch giai đoạn 2016 - 2020, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu: “EVN phải xác định bứt phá về đầu tư phát triển nguồn điện và hệ thống truyền tải điện, bảo đảm không để thiếu điện trong bất kỳ tình huống nào. EVN chủ động tham mưu cho Bộ Công Thương, Chính phủ điều chỉnh, bổ sung, cập nhật Quy hoạch điện VII; xây dựng Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia giai đoạn đến 2030, tầm nhìn 2050”.
Ngoài ra, EVN phải tính toán cung - cầu điện cho từng giai đoạn; xác định lại cơ cấu nguồn điện, hệ thống truyền tải trong từng giai đoạn, khu vực, vùng miền; xác định các nguồn điện ưu tiên để triển khai; vận hành an toàn hệ thống điện; giảm tổn thất điện năng hiệu quả; đẩy mạnh tuyên truyền, thực hiện tiết kiệm điện, tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng…
Nâng cao hiệu quả vận hành hệ thống điện và thị trường điện là chủ đề được EVN lựa chọn và xây dựng kế hoạch triển khai trong năm 2019 với mục tiêu đảm bảo cung cấp điện an toàn, liên tục, ổn định, chất lượng, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước; Đồng thời, vận hành tối ưu nguồn - lưới điện, thị trường điện, sản xuất kinh doanh có lợi nhuận.
Để đạt được mục tiêu này như, EVN đã đưa ra những giải như: Xây dựng kế hoạch cung cấp điện hàng tháng để điều hành hệ thống điện an toàn và tin cậy, khai thác hiệu quả các nguồn điện; chủ động trong việc cung cấp, nhập khẩu than cho phát điện; phối hợp với PVN/PVGas trong việc đảm bảo cung cấp khí và tìm kiếm các nguồn khí mới…
Trong công tác đầu tư xây dựng, EVN sẽ đảm bảo tiến độ, chất lượng đầu tư xây dựng các dự án, công trình nguồn và lưới điện, đặc biệt là các dự án phục vụ cấp điện cho miền Nam.
Ngoài ra, EVN cũng tăng cường áp dụng khoa học công nghệ trong mọi lĩnh vực; tiếp tục tái cơ cấu, sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp, hoàn thiện bộ máy tổ chức sản xuất phù hợp với định hướng tái cơ cấu ngành Điện của Chính phủ; tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng theo tinh thần “Khách hàng là trung tâm”.
Năm 2019, điện sản xuất và mua 232,5 tỷ kWh, tăng 9,2% so với năm 2018; Độ tin cậy cung cấp điện: Giảm SAIDI xuống 400 phút, về đích trước 1 năm so với lộ trình kế hoạch 5 năm; Tỷ lệ tổn thất điện năng: 6,7%, giảm 0,2% so với năm 2018 và phấn đấu giảm xuống 6,5%; Chỉ số tiếp cận điện năng: Thứ hạng 24/190 quốc gia, nền kinh tế trên thế giới và duy trì vị trí trong ASEAN 4; Mức độ hài lòng khách hàng sử dụng điện: Từ 8,0 điểm trở lên; Năng suất lao động: Tăng trên 10%; Bảo toàn và phát triển vốn, phấn đấu kinh doanh có lợi nhuận.