Xem xét trong không gian rộng hơn, khả năng kiểm soát lạm phát của FED ẩn chứa rất nhiều bất trắc.
>>Hội nghị Jackson Hole "hé lộ" thế khó của FED
Cục dự trữ Liên bang Hoa Kỳ - FED vừa tăng lãi suất lần thứ 8 liên tiếp kể từ tháng 3/2022, với 25 điểm cơ bản để thỏa mãn mục tiêu kiểm soát lạm phát đã định tại Hội nghị tài chính Jackson Hole, Wyoming hồi năm ngoái.
Chính Chủ tịch FED, ông Jerome Powell khẳng định: “đừng mong đợt một đợt cắt giảm lãi suất trong năm 2023. Điều đó chỉ xảy ra khi và chỉ khi lạm phát quay đầu”.
Như vậy, bầu không khí tài chính toàn cầu vẫn tiếp tục ngột ngạt khi hầu hết các Ngân hàng Trung ương trên toàn thế giới rất khó “trái lệnh” FED. Duy chỉ một trường hợp điển hình là Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) vẫn duy trì chính sách “siêu nới lỏng”.
Lịch sử FED ghi nhận chưa có thời kỳ nào, chu kỳ tăng lãi suất rút ngắn như khoảng thời gian 2022 - 2023. Việc chỉ sử dụng phương pháp cơ học về tiền tệ cho thấy sự khủng hoảng rất sâu trong hệ thống kinh tế Mỹ nói riêng và sức mạnh tư bản nói chung.
Ngừng bơm tiền ra thị trường chỉ giúp giải quyết phần ngọn của vấn đề. Còn gốc rễ của lạm phát, suy thoái dường như không thể “tẩy sạch”. Câu hỏi đặt ra là: Nhiều nghìn tỷ USD do chính phủ Mỹ đổ ra chống dịch, hỗ trợ người dân, kích cầu kinh tế bây giờ đang ở đâu?
Theo thống kê của FED, đến hết năm 2022 người dân Mỹ nắm giữ khoảng 5.000 tỷ USD, nhiều gấp 5 lần trước thềm đại dịch COVID-19. Đây là một con số kỷ lục trong 70 năm gần đây. Tiền mặt quá nhiều trong khi kinh tế đình trệ, các kênh chi tiêu lành mạnh không hoạt động đủ công suất đẩy lạm phát tăng vọt.
Lần vào sâu hơn, chính phủ Mỹ là một trong những tổ chức tiêu tiền khủng khiếp nhất thế giới, bao gồm chi phí quốc phòng, tài trợ đồng minh, đài thọ các cuộc chiến tranh, đóng góp phần lớn cho các tổ chức đa phương, đảm bảo an sinh xã hội,… Tuy nhiên, đa phần các hoạt động này không mang lại lợi ích kinh tế trực tiếp.
Vì sao nước Mỹ phải làm điều này? Bởi đó là cách để họ thể hiện quyền lực bá chủ, tham gia chủ trì các vấn đề mang tính toàn cầu - đó không gì khác là cách mà một cường quốc luôn luôn phải giữ thể diện.
Đây là lý do mà bất cứ Tổng thống Mỹ nào cũng phải “được lòng” FED, tức là “đại diện không chính thức” của mạng lưới các nhà tài phiệt siêu giàu và bí ẩn để đạt được cam kết in thêm tiền. Nếu không, chính phủ sẽ vỡ nợ kỹ thuật, dừng hoạt động. Biểu hiện vi mô đến mức cựu Tổng thống Trump từng chi tiền túi mua bánh mì đãi khách!
Nghịch lý là mối quan hệ giữa Nhà trắng và FED càng tốt đẹp thì núi nợ công càng tăng nhanh, hiện đạt mức hơn 31.000 tỷ USD. Có nghĩa rằng, FED càng in tiền càng tích tụ thêm khả năng lạm phát từ bên trong.
Chính phủ Mỹ không sợ…mắc nợ, bởi vì cá nhân Tổng thống hầu như không chịu trách nhiệm hình sự về việc này, tập thể nội các lại càng không. Đổi lại, nợ chính phủ được đảm bảo bằng nguồn thu thế từ người dân và doanh nghiệp.
Chính sách can thiệp bên ngoài của Washington gây ra hàng loạt biến động địa chính trị - kinh tế như xáo trộn thị trường dầu mỏ, các cuộc chiến tranh, xung đột cường quốc là những nguyên nhân gián tiếp gây ra lạm phát và khủng hoảng.
Mọi vấn đề trên đều chứng minh rằng, không thể dựa vào chính sách tiền tệ, sử dụng sức mạnh đồng USD để giải quyết khủng hoảng và lạm phát. Đây là một vòng luẩn quẩn không thể thoát ra.
Có thể bạn quan tâm
Fed tăng lãi suất 0,25%, mức thấp nhất trong 8 lần tăng gần nhất
06:29, 02/02/2023
Fed sẽ giảm dần các động thái "diều hâu" từ đầu quý 2/2023
05:00, 27/12/2022
Fed nâng lãi suất lên thêm 0,5 điểm phần trăm
06:00, 15/12/2022
FED “chùn tay” tăng lãi suất, giá vàng tuần tới sẽ ra sao?
05:00, 11/12/2022
FED giảm mức tăng lãi suất, giá vàng tuần tới bứt phá tiếp?
05:00, 04/12/2022