Forever 21 tuyên bố phá sản, tháo chạy khỏi 40 quốc gia

Khánh Hà 30/09/2019 16:33

Forever 21, thương hiệu thời trang nổi tiếng thế giới, giúp định hình xu hướng "thời trang ăn liền" đã đệ đơn phá sản trong sự ngỡ ngàng của giới mộ điệu.

Hãng thời trang cho giới trẻ Forever 21 vừa thông báo đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản và sẽ đóng một số trong chuỗi hơn 800 cửa hàng.

Một cửa hàng của Forever 21

Một cửa hàng của Forever 21

Dù vậy, hãng cho biết, quyết định cuối cùng về việc cửa hàng nào trong nước sẽ bị đóng còn phụ thuộc vào quá trình thương thảo với chủ mặt bằng. "Chúng tôi hy vọng phần lớn cửa hàng sẽ vẫn mở cửa hoạt động như bình thường và không muốn rời bỏ bất kỳ thị trường lớn nào tại Mỹ", thông báo của công ty cho biết.

Ngoài ra, trò chuyện với Business Insider, người đại diện của Forever 21 cho biết: Họ đã có kế hoạch đóng cửa hầu hết các chi nhánh quốc tế ở châu Á, châu Âu nhưng vẫn sẽ tiếp tục hoạt động ở Mỹ, Mexico và khu vực Mỹ-Latinh.

"Đây là bước đi quan trọng và cần thiết để đảm bảo tương lai của Forever 21, điều này sẽ cho chúng tôi cơ hội tái cấu trúc hoạt động kinh doanh, tái định vị thương hiệu", Linda Chang, Phó chủ tịch điều hành của Forever 21 cho biết.

Theo New York Times, Chang khẳng định Forever 21 sẽ sớm ngừng hoạt động bán lẻ trên 40 quốc gia.

Quá trình phá sản sẽ giúp các hãng bán lẻ chấm dứt hợp đồng thuê và đóng cửa hàng với chi phí thấp hơn. "Chúng tôi tin rằng đây là con đường đúng đắn với khả năng kinh doanh dài hạn của mình. Sau tái cấu trúc, Forever 21 sẽ là công ty vững mạnh hơn", họ cho biết. Thông tin Forever 21 có thể phá sản đã xuất hiện từ tháng trước, do tiền mặt cạn kiệt và khả năng cải tổ mờ mịt.

Có thể bạn quan tâm

  • Cần đơn giản hơn trong cấp Giấy phép và tổ chức, hoạt động của ngân hàng thương mại

    Cần đơn giản hơn trong cấp Giấy phép và tổ chức, hoạt động của ngân hàng thương mại

    05:00, 29/09/2019

  • Doanh nhân Lý Quí Trung: Nên đóng cửa start-up nếu sau 3 năm không thấy “ánh sáng cuối đường hầm”

    Doanh nhân Lý Quí Trung: Nên đóng cửa start-up nếu sau 3 năm không thấy “ánh sáng cuối đường hầm”

    05:18, 28/09/2019

  • [DOANH NGHIỆP TUẦN QUA] Loạt thông tin liên quan tới Asanzo, Hoạt động của Con Cưng sau

    [DOANH NGHIỆP TUẦN QUA] Loạt thông tin liên quan tới Asanzo, Hoạt động của Con Cưng sau "sóng gió",...

    05:00, 22/09/2019

  • Vị thế mới và ưu tiên hành động của Việt Nam

    Vị thế mới và ưu tiên hành động của Việt Nam

    00:01, 22/09/2019

Theo tài liệu công bố, Forever 21 do đôi vợ chồng người Hàn Quốc thành lập tại Mỹ vào năm 1984. Sau 30 năm đã trở thành một trong những hãng thời trang hàng hiệu bình dân lớn nhất thế giới. Sản phẩm của hãng thời trang này nhắm đến những người trẻ mang phong cách đầy năng lượng và ngọt ngào.

Dù vậy, các hãng bán lẻ truyền thống tập trung vào nhóm khách hàng trẻ gần đây liên tục gặp khó. Nguyên nhân là vòng đời các xu hướng thời trang ngắn lại, và người trẻ chuyển từ mua sắm tại trung tâm thương mại sang mua hàng online.

Với một tư tưởng có phần bảo thủ, hãng đã không còn nhận được sự yêu thích của người tiêu dùng trên thế giới, những năm gần đây Forever 21 đã thu nhỏ quy mô kinh doanh bằng việc đóng nhiều cửa hàng bán lẻ tại một số quốc gia.

Năm 2016, Forever 21 "nói tạm biệt" với thị trường Bỉ. Hai năm sau hãng này bắt đầu đóng cửa nhiều cửa hàng bản lẻ ở Châu Âu và Bắc Mỹ. Trong năm nay hãng đã rút khỏi thị trường Trung Quốc vào tháng 5 và mới đây nhất là thị trường Nhật Bản. Năm 2017, doanh số bán hàng của hãng đã giảm mạnh 14% (khoảng 3,4 tỷ USD), khoản thua lỗ lên đến 400 triệu USD.

Tạp chí Phố Wall dẫn lời công ty tư vấn Bdousallp của Mỹ cho biết, Forever 21 nửa đầu năm nay đã đóng cửa 700 cửa hàng tại Mỹ, con số này đã vượt qua nhiều lần so với năm 2018.

Trường hợp của Forever 21 không phải là duy nhất, trước đó công ty mẹ của Topshop là Arcadia đã được thông qua đơn xin phá sản, và đóng cùng lúc 11 cửa hàng Topshop và Topman tại Mỹ.

Đầu tháng này, hãng bán lẻ hàng cao cấp Barneys New York cũng thông báo phá sản và sẽ đóng cửa 15 trên 22 cửa hàng. Hầu hết hãng bán lẻ gặp khó khăn đều đặt gian hàng tại trung tâm thương mại - nơi ngày càng ít người đến mua sắm. Ngoài doanh thu giảm, họ còn phải tốn thêm chi phí cho công nghệ, để cạnh tranh với các thương hiệu bán hàng trực tuyến.

Forever 21 hiện vẫn thuộc sở hữu của các nhà đồng sáng lập. Theo Forbes, Won và Chang hiện có tài sản 1,5 tỷ USD. Forever 21 có doanh thu hàng năm 3,4 tỷ USD với 30.000 nhân viên.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Forever 21 tuyên bố phá sản, tháo chạy khỏi 40 quốc gia
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO