Các nhà phân tích phương Tây cho rằng, việc Nga nối lại thỏa thuận ngũ cốc là điểm yếu có thể khai thác cho nhiều mặt trận.
>>Nga rút lui hay "giăng bẫy" ở Kherson?
Cả thế giới hướng mắt về Kherson, một thành phố nhỏ phía Nam Ukraine, nơi đây được dự báo xảy ra màn đấu hỏa lực và trí lực có tính chất quyết định toàn bộ cục diện chiến sự Nga - Ukraine.
Mọi thứ rất rõ ràng ở Kherson, quân Nga đang bổ sung lực lượng, phía Ukraine liên tục đánh phá hậu cần, giao thông. Nhưng không bên nào dám “tiên phát chế nhân”. Kremlin dần chấp nhận cuộc chiến năm ăn năm thua, có phần bị động.
Ngoài việc sử dung vũ lực, từ đánh giáp lá cà chuyển sang dùng tên lửa hành trình và có thể “ngủ Đông” vài tháng tới, Nga không còn nhiều lựa chọn gây sức ép lên Ukraine và phương Tây.
Tổng thống Putin từng tuyên bố rút khỏi thỏa thuận ngũ cốc, nhưng sau cuộc điện đàm với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan hôm 1/11, nước này đã đảo ngược quyết định. Đây là sự nhượng bộ làm ngạc nhiên giới quan sát chính trị phương Tây.
Ông Andrey Sizov, chuyên gia tại tổ chức nghiên cứu thị trường nông nghiệp Sovecon, trụ sở ở Moscow, nói: “Đây là động thái khá bất ngờ. Chúng tôi không tin thỏa thuận này sẽ chết, nhưng không nghĩ Nga đổi ý nhanh như vậy”.
Với vấn đề ngũ cốc, Nga không đủ quyền lực để hành động theo ý chí mong muốn. Nga không thể sử dụng vũ lực đối với tàu vận tải trên Biển Đen. Hơn nữa, vai trò ngày càng quan trọng của Thổ Nhĩ Kỳ là nguyên nhân khiến ông Putin “xuống nước”.
Phong tỏa lương thực có thể khiến các nước châu Phi, Trung Đông nổi giận, làm trầm trọng thêm khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tất cả sẽ đổ lỗi cho chính sách cứng rắn của Nga.
Ông Andrei Illarionov, người từng cố vấn kinh tế cho ông Putin tiết lộ trên tờ WELT (Đức) rằng, dự trữ của Nga chỉ còn đủ cho một năm chiến sự Nga- Ukraine. Bởi tình trạng dự trữ vàng và ngoại hối của Nga đang cạn dần.
>> Chiến sự Nga - Ukraine: Giao tranh ác liệt sắp nổ ra tại Kherson
Dự trữ ngoại hối của Nga giảm 102 tỷ USD từ đầu cuộc chiến, trong tổng số 343 tỷ USD có khả năng thanh khoản, chưa bao gồm 300 tỷ USD bị đóng băng tại các ngân hàng ở châu Âu. Có nghĩa là chi phí gần 9 tháng chiến tranh hết 102 tỷ USD.
Ông Andrei Illarionov dự báo, nếu Ngân hàng trung ương Nga không thể cung cấp USD cho những người muốn đổi đồng Rúp lấy “đồng bạc xanh” thì đó sẽ là một thảm họa tiền tệ, và một cuộc rút tiền ngân hàng ồ ạt có thể xảy ra. Ngân hàng sụp đổ sẽ kéo theo khủng hoảng kinh tế, khiến bất kỳ cuộc chiến tranh nào cũng phải kết thúc.
Khó khăn kinh tế Nga đã biểu hiện ra bên ngoài, ví như lệnh động viên quân sự một phần, tăng cường đánh phá hạ tầng năng lượng Ukraine, liên tục đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân,… hòng khiến phương Tây chủ động giảm nhịp độ chiến tranh.
Do vậy, các chuyên gia đang nhìn nhận việc Nga quay lại thỏa thuận ngũ cốc như một phương pháp mang tính “chìa khóa” thuyết phục đối phương nhượng bộ.
Nga mới là bên muốn kết thúc cuộc chiến càng nhanh càng tốt, nhưng không phải tình thế tay trắng ra về. Ông Putin đang muốn leo thang ở mọi mặt trận để níu giữ lợi thế mặc cả.
Có thể bạn quan tâm
Nga nối lại thoả thuận ngũ cốc, chiến sự Nga- Ukraine vẫn nóng
03:30, 03/11/2022
Nga rút khỏi thỏa thuận ngũ cốc- "thảm họa" với các nước nghèo
04:00, 01/11/2022
Nga "phá vỡ" thỏa thuận ngũ cốc, giá lúa mì sẽ tăng vọt
04:00, 31/10/2022
Nguy cơ đổ vỡ thỏa thuận ngũ cốc Nga - Ukraine
04:30, 08/09/2022