Generalexim chuyển từ lãi sang lỗ hơn trăm tỷ đồng sau soát xét

ĐÌNH ĐẠI 11/09/2022 04:50

Sau soát xét, lợi nhuận bán niên của Công ty CP Xuất nhập khẩu Tổng hợp 1 Việt Nam - Generalexim (UpCOM: TH1) chuyển từ lãi ròng hơn 22 tỷ đồng thành lỗ ròng 130 tỷ đồng.

>>>Coteccons: Lao đao cùng nợ đọng của Tân Hoàng Minh

Cụ thể, theo báo cáo tài chính bán niên soát xét, doanh thu tài chính cao gấp 5 lần, lên hơn 78 tỷ đồng; chi phí tài chính và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng nhẹ. Nhưng khoản lợi nhuận khác lại giảm mạnh từ 206 tỷ đồng xuống âm 150 triệu đồng. Các thay đổi trên khiến lợi nhuận nửa đầu năm của TH1 chuyển từ lãi ròng hơn 22 tỷ đồng trong báo cáo tự lập thành lỗ ròng hơn 130 tỷ đồng sau soát xét.

Chuyển lừ lãi sang lỗ hàng trăm tỷ đồng, TH1 bị kiểm toán nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục.

Chuyển lừ lãi sang lỗ hơn trăm tỷ đồng, TH1 bị kiểm toán nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục.

Theo giải trình của Công ty, nguyên nhân chuyển từ lãi sang lỗ sau soát xét chủ yếu do TH1 tăng trích lập dự phòng công nợ, dẫn đến tăng chi phí hoạt động trong kỳ. Ngoài ra, sau soát xét công ty có điều chỉnh lại phần hạch toán về đúng tính chất, từ đó lợi nhuận khác và chi phí quản lý doanh nghiệp giảm, doanh thu hoạt động tài chính tăng.

Cụ thể, Công ty đã trích dự phòng hơn 151 tỷ đồng cho khoản phải thu về lãi tiền gửi, tiền cho vay. Theo thuyết minh, đây là khoản lãi phải thu của hợp đồng hợp tác đầu tư với Công ty CP Đầu tư và Thương mại Xuất nhập khẩu HFC Việt Nam. Trong năm 2021, Công ty đã thu hồi toàn bộ phần vốn góp theo hợp đồng hợp tác đầu tư này bằng tiền ngân hàng.

Theo báo cáo tài chính soát xét bán niên 2022, vốn chủ sở hữu của TH1 âm trên 39 tỷ đồng, trong khi đầu năm hơn 90 tỷ đồng. Hiện, Công ty vẫn còn gần 517 tỷ đồng nợ phải trả, chiếm chủ yếu là phải trả ngắn hạn khác là 242 tỷ đồng và vay nợ thuê tài chính dài hạn là 176 tỷ đồng.

Không chỉ chuyển từ lãi sang lỗ hàng trăm tỷ đồng, báo cáo tài chính soát xét của TH1 còn bị đơn vị kiểm toán đưa ra hàng loạt ý kiến ngoại trừ. Trong đó, đáng chú ý nhất là ý kiến ngoại trừ khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp này.

Cụ thể, đơn vị kiểm toán cho rằng, có sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của Công ty, đến từ khoản lỗ lũy kế trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất bán niên tại ngày 30/06/2022 gần 223 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, kiểm toán viên chưa thu thập được đầy đủ bằng chứng cần thiết để đánh giá tính phù hợp của giao dịch liên quan đến khoản hợp tác đầu tư giữa Công ty với ông Hà Văn Hội và ông Trần Minh Hiếu số tiền lần lượt là gần 35 tỷ đồng và 64 tỷ đồng theo thuyết minh số 8, mục “phải thu khác”.

Cổ phiếu TH1 hiện chỉ có giá 4.300 đồng/cổ phiếu và đang trong diện hạn chế giao dịch.

Cổ phiếu TH1 hiện chỉ có giá 4.300 đồng/cổ phiếu và đang trong diện hạn chế giao dịch.

Ngoài ra, theo thuyết minh số 19, mục “phải trả khác”, Công ty đang ghi nhận khoản công nợ đối với bà Vũ Thị Ngọc 34,7 tỷ đồng để thực hiện các thỏa thuận hợp tác đầu tư. Bằng các thủ tục soát xét cần thiết, kiểm toán viên không thể xác định được phạm vi, nội dung cũng như tiến độ thực hiện các khoản đầu tư này.

Tiền thân của TH1 là Công ty Xuất nhập khẩu Tổng hợp I trực thuộc Bộ Thương Mại, thành lập năm 1981. Công ty được chuyển đổi thành công ty cổ phần vào năm 2005 với hoạt động chính là thương mại, sản xuất, gia công chế biến.

Từ doanh thu nghìn tỷ và kinh doanh có lãi tuy nhiên suốt từ năm 2015 đến nay TH1 liên tục chìm trong thua lỗ. Nguyên nhân chính tạo nên các khoản thua lỗ lớn trong giai đoạn 2015 - 2017 chủ yếu đến từ việc công ty phải trích lập dự phòng khoản nợ khó đòi.

Ở một diễn biến khác, ngày 6/9 vừa qua, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội đã ra Thông báo về việc Duy trì diện bị hạn chế giao dịch trên hệ thống giao dịch UpCOM đối với cổ phiếu TH1.

Lý do duy trì hạ chế giao dịch là do tổ chức đăng ký giao dịch bị âm vốn chủ sở hữu căn cứ theo Báo cáo tài chính hợp nhất bán niên năm 2022 đã được soát xét; Lý do hạn chế giao dịch khác là do tổ chức kiểm toán từ chối đưa ra ý kiến đối với báo cáo tài chính năm 2021.

Ngay sau đó, vào chiều ngày 9/9, TH1 đã có văn bản giải trình và phương án khắc phục tình trạng bị hạn chế giao dịch. Theo đó, TH1 cho rằng, nguyên nhân lỗ là do công ty trích lập dự phòng công nợ dẫn đến tăng chi phí hoạt động trong kỳ.

Tuy nhiên, HĐQT và Tổng giám đốc công ty đã xây dựng kế hoạch tài chính để có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn. Công ty sẽ đẩy mạnh hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu và đưa ra các giải pháp cứng rắn để thu hồi nợ. Nên báo cáo tài chính riêng và hợp nhất cho năm kết thúc ngày 30/6/2022 của công ty vẫn được trình bày dựa trên cơ sở giả định hoạt động liên tục.

Có thể bạn quan tâm

  • Cẩn trọng rủi ro khi đầu tư vào cổ phiếu doanh nghiệp lỗ tỷ giá

    Cẩn trọng rủi ro khi đầu tư vào cổ phiếu doanh nghiệp lỗ tỷ giá

    05:30, 19/08/2022

  • Hé lộ nhiều doanh nghiệp lỗ ròng vì đầu tư chứng khoán

    Hé lộ nhiều doanh nghiệp lỗ ròng vì đầu tư chứng khoán

    05:20, 27/07/2022

  • Coteccons: Lao đao cùng nợ đọng của Tân Hoàng Minh

    Coteccons: Lao đao cùng nợ đọng của Tân Hoàng Minh

    12:00, 09/09/2022

  • Sau soát xét, GVR “bốc hơi” cả trăm tỷ đồng lợi nhuận

    Sau soát xét, GVR “bốc hơi” cả trăm tỷ đồng lợi nhuận

    05:15, 01/09/2022

  • Phải vay tiền lãnh đạo trả nợ trái phiếu, TNH làm ăn ra sao?

    Phải vay tiền lãnh đạo trả nợ trái phiếu, TNH làm ăn ra sao?

    05:00, 31/08/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Generalexim chuyển từ lãi sang lỗ hơn trăm tỷ đồng sau soát xét
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO