Giá cacao tăng vọt, Việt Nam sẽ hưởng lợi?

TRƯỜNG ĐẶNG 27/03/2024 03:30

Giá nguyên liệu cacao lên hơn 9.000 USD/tấn khiến mặt hàng bánh kẹo dịp lễ Phục sinh ở châu Âu tăng giá chóng mặt. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam khó có thể hưởng lợi khi xuất khẩu.

Giá cacao tăng phi mã trong thời gian qua khiến các sản phẩm bánh kẹo từ nguyên liệu này tăng giá theo

Giá cacao tăng phi mã trong thời gian qua khiến các sản phẩm bánh kẹo từ nguyên liệu này tăng giá theo (Nguồn: NASDAQ)

Tại Châu Âu, mùa lễ Phục sinh đến gần lại kéo theo một nỗi lo: các sản phẩm sôcôla truyền thống đang có giá thành vô cùng đắt đỏ. Như tại Brussel/Bỉ, một chiếc bánh sôcôla có giá lên tới 50 euro. Đây là hệ quả của việc giá thành nguyên liệu cacao liên tục tăng trong thời gian qua.

>>Châu Âu hoãn sáng kiến nguồn nước, tác động thế nào tới nhập khẩu?

Khủng hoảng nguồn cung

Tại Bờ Biển Ngà, một trong những khu vực trồng cacao lớn nhất thế giới, những người nông dân đang chứng kiến một trong những vụ mùa ca cao tồi tệ nhất trong lịch sử. Khi mùa thu hoạch chính diễn ra từ tháng 10/2023 đến tháng 1/2024, sản lượng thu hoạch ca cao năm nay đã giảm mạnh do ảnh hưởng của các hiện tượng khí hậu El Niño.

Theo các nông dân tại đây nói với Politico, những cơn mưa trái mùa đã trút xuống các vùng trồng một cách nghiêm trọng. Sau đó, sâu bệnh lây lan trên diện rộng, như vỏ đen và chồi sưng tấy đã tàn phá mùa màng của nông dân. Việc thiếu đầu tư khiến họ không đủ tiền mua phân bón hoặc thuốc trừ sâu cho những cây cacao và khiến năng suất thậm chí còn giảm sút hơn nữa.

Bờ Biển Ngà và nước láng giềng Ghana sản xuất tới 70% lượng ca cao trên thế giới, và cuộc khủng hoảng ca cao ở Tây Phi đã làm giảm 1/10 nguồn cung toàn cầu, gây ra tình trạng thiếu hụt trên toàn ngành.

Các nhà máy chế biến ở Bờ Biển Ngà đang cạn kiệt đậu để làm bơ ca cao và rượu, những thành phần chính trong sôcôla. Điều này đã đẩy giá ca cao tăng vọt, từ mức cao ngất ngưởng 4.000 euro/tấn vào đầu tháng 1/2024 lên mức 9.000 euro vào cuối tháng 3/2024.

Với mỗi nông dân trồng cacao ở châu Phi, họ bán được khoảng 1.000 francs Trung Phi (CFA) – tức khoảng 1,5 euro, cho mỗi kg hạt bán ra. Mức giá này được doanh nghiệp nhà nước ấn định 2 lần mỗi năm, dù đảm bảo giá sàn khi thị trường đi xuống nhưng lại giới hạn thu nhập của họ những lúc tăng giá như hiện nay.

Ghana và Bờ Biển Ngà đang cố gắng thay đổi điều đó bằng cách tạo ra một liên minh kiểu OPEC, nhưng các công ty lớn nhất trong nhiều năm đã từ chối trả thêm tiền khiến nhiều nông dân không còn mặn mà với việc trồng giống cây này. Thậm chí, các quy định mới như Quy định phá rừng đang được xem xét của EU hứa hẹn sẽ còn khiến các nông dân châu Phi khó khăn hơn nữa.

Lễ Phục sinh tốn kém

Sự khan hiếm nói trên đã khiến các nhà sản xuất sôcôla ở châu Âu tăng giá bán, với lý do chi phí đầu vào tăng gấp đôi. Lindt & Sprüngli đã tăng giá sôcôla trung bình 10% vào năm ngoái, trong khi thương hiệu Tony's Chocolonely báo cáo mức tăng khoảng 7%. Các công ty khác cũng không tránh khỏi xu hướng đó.

>>Châu Âu kỳ vọng phục hồi tích cực hơn

Trên khắp châu Âu, sản phẩm cho lễ Phục sinh nói riêng đã tăng giá chóng mặt, khiến người tiêu dùng ở Anh, Italia, Đức và Hà Lan phải hứng chịu những mức thuế đáng kinh ngạc. Nhiều mức tăng giá từ 40% tới hơn 60% đã được ghi nhận. Nhưng mức tăng khủng khiếp này bị nhiều chuyên gia chỉ trích là các công ty đang lợi dụng tình hình để đẩy giá lên. “Ngay cả khi một số nguyên liệu khác tăng giá thì giá sôcôla cũng không thể lên cao đến thế”, Nicko Debenham, cựu Giám đốc về phát triển bền vững của Barry Callebaut, nhà sản xuất sôcôla lớn nhất thế giới, nói.

Quả thực, bất chấp cuộc khủng hoảng ca cao, Hershey's và Mondelez vẫn kiếm được lợi nhuận vào năm ngoái. Tỷ suất lợi nhuận ròng của Hershey tăng lên 16,7% vào năm 2023 từ mức 15,8% vào năm 2022. Mondelez báo cáo mức tăng từ 8,6% năm 2022 lên 13,8% vào năm 2023.

Dù thế giới thiếu nguồn cung, Việt Nam khó có thể hưởng lợi từ xu thế này

Dù thế giới thiếu nguồn cung ca cao từ châu Phi, Việt Nam khó có thể hưởng lợi từ xu thế này

Theo các chuyên gia, các siêu thị cũng là một bên hưởng lợi từ tăng giá sôcôla. Antonie Fountain, Giám đốc điều hành của VOICE Network, một tổ chức phi chính phủ về sôcôla, cho rằng: “Các nhà bán lẻ sôcôla là những người kiếm được nhiều tiền.”

Politico trích dẫn một báo cáo năm 2020 của Viện Le Basique của Pháp, cho biết nhà sản xuất và nhà bán lẻ đều nhận được 37% giá trị trên một viên sôcôla đen bán ra ở Pháp, so với 7% đối với nhà xuất khẩu và 6% đối với nhà chế biến.

Cơ hội cho Việt Nam bị bỏ lỡ?

Khó khăn nguồn cung từ Châu Phi có thể là một cánh cửa mở ra cho ngành cacao Việt Nam. Nhưng đáng tiếc việc ngành trồng trọt và chế biến cacao của nước ta còn rất nhiều hạn chế.

Mặc dù cacao được du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, nhưng tới nay, cả nước mới chỉ đạt sản lượng hạt hàng năm khoảng 4.500 tấn, chiếm khoảng 0,1% sản lượng thế giới. Theo các chuyên gia, lợi nhuận cho nông dân thấp, chuỗi giá trị manh mún, thiếu công nghệ chế biến sâu là những lực cản chính cho ngành cacao Việt Nam.

Việt Nam có những điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu phù hợp để trồng những giống cacao tốt nhất thế giới – được chứng minh qua các sản phẩm được công nhận của sôcôla Marou. Nhưng để gặt hái được giá trị kinh tế bền vững, cũng như đáp ứng được các tiêu chuẩn ngày càng khắt khe của thị trường châu Âu, vẫn là một bài toán khó, không chỉ mỗi người nông dân có thể giải được.

Có thể bạn quan tâm

  • Tổng giám đốc Intel đặt mục tiêu chiếm 50% thị trường bán dẫn tại Mỹ và Châu Âu

    Tổng giám đốc Intel đặt mục tiêu chiếm 50% thị trường bán dẫn tại Mỹ và Châu Âu

    03:00, 22/03/2024

  • Thêm một

    Thêm một "gã công nghệ" châu Âu "quay lưng" với Trung Quốc

    04:00, 07/03/2024

  • Châu Âu kỳ vọng phục hồi tích cực hơn

    Châu Âu kỳ vọng phục hồi tích cực hơn

    03:00, 13/02/2024

  • Châu Âu hoãn sáng kiến nguồn nước, tác động thế nào tới nhập khẩu?

    Châu Âu hoãn sáng kiến nguồn nước, tác động thế nào tới nhập khẩu?

    04:00, 20/02/2024

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Giá cacao tăng vọt, Việt Nam sẽ hưởng lợi?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO