Gia Lai: Xoá các điểm nghẽn về hạ tầng để trở thành điểm sáng trên bản đồ đầu tư!

HƯƠNG GIANG 27/05/2022 01:47

Với tiềm năng vốn có, Gia Lai đang dần xoá bỏ các điểm nghẽn về hạ tầng, thúc đẩy sự phát triển bứt phá và trở thành điểm sáng trên bản đồ đầu tư.

>>Gia Lai: Phơi thế mạnh, hút đầu tư của doanh nghiệp

Đó là khẳng định ông Võ Ngọc Thành - Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai, với PV DĐDN nhân dịp kỷ niệm 90 năm ngày thành lập tỉnh Gia Lai (24/5/1932 - 24/5/2022), và các chuỗi sự kiện đánh dấu sự trưởng thành và phát triển.

Thưa ông, với vị thế là cửa ngõ của khu vực Tây Nguyên thì đâu là mấu chốt để Gia Lai phát triển bứt phá?

Như chúng ta đã thấy, với vị thế là cửa ngõ của khu vực Tây Nguyên, Gia Lai không chỉ trở thành đầu mối giao thương, trung chuyển hàng hóa, dịch vụ thương mại trong tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam, mà còn là đầu mối giao thông quan trọng kết nối Tây Nguyên với các tỉnh khu vực miền Trung và Đông Nam bộ.

Và Gia Lai xác định hạ tầng giao thông là vấn đề mấu chốt để địa phương phát triển, do đó, trong những năm qua, hạ tầng giao thông của Gia Lai được đầu tư đồng bộ với các tuyến quốc lộ 19 (từ TP. Pleiku đến cảng Quy Nhơn dài 160km), Quốc lộ 25 (từ TP. Pleiku đến TP. Tuy Hoà dài 220km), đường Hồ Chí Minh (đoạn qua địa phận tỉnh Gia Lai dài 115,18 km). Cảng hàng không Pleiku cũng được nâng cấp mở rộng đủ khả năng tiếp đón với tần suất từ 14 đến 20 chuyến đi, đến trong ngày, góp phần rút ngắn khoảng cách giữa tỉnh Gia Lai với nhiều địa phương trong cả nước cũng như quốc tế.

Gia Lai đang dần xoá bỏ các điểm nghẽn về hạ tầng giao thông, thúc đẩy sự phát triển bứt phá và trở thành điểm sáng trên bản đồ đầu tư

Gia Lai đang dần xoá bỏ các điểm nghẽn về hạ tầng giao thông, thúc đẩy sự phát triển bứt phá và trở thành điểm sáng trên bản đồ đầu tư.

Khi đã phát triển đồng bộ hạ tầng giao thông, thì đâu là lĩnh vực mà Gia Lai xác định là mũi nhọn để tập trung phát triển kinh tế, thưa ông?

Với thế mạnh sẵn có, Gia Lai xác định nông nghiệp (nông nghiệp công nghệ cao), vẫn là nền tảng để Tỉnh xác định mục tiêu phát triển kinh tế. Bởi, với diện tích đất sản xuất nông nghiệp của tỉnh Gia Lai lên tới hơn 845.000 ha. Trong đó chủ yếu là đất đỏ bazan rất thích hợp cho phát triển nhiều loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như: chanh dây, bơ, mít, sầu riêng...

Bên cạnh những lợi thế trên thì Gia Lai cũng là địa phương có nhiều tiềm năng thuận lợi cho phát triển công nghiệp - thương mại, nhất là công nghiệp chế biến, năng lượng tái tạo. Hiện nay, tỉnh Gia Lai quy hoạch 21 cụm công nghiệp, trong đó có 12 cụm công nghiệp đã được thành lập và quy hoạch chi tiết. Nguồn nguyên liệu nông sản trên địa bàn phong phú, ổn định như: Cà phê, cao su, mía, sắn, chè,... tạo tiền đề cho các nhà đầu tư quan tâm phát triển công nghiệp chế biến và gắn kết lâu dài với tỉnh Gia Lai.

Những điều kiện thuận lợi này đang từng bước được tỉnh phát huy hiệu quả, mở ra “cánh cửa” mới để chào đón các nhà đầu tư tiềm năng vào 3 lĩnh vực thế mạnh, như: Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghiệp chế biến, năng lượng tái tạo và du lịch…

 >>19-25/5: Tuần lễ các sự kiện chào mừng 90 năm thành lập tỉnh Gia Lai

Thưa ông, các nhà đầu tư khi đến các địa phương thường có tâm lý e ngại khi hạ tầng giao thông kết nối thiếu đồng bộ. Vậy để xoá những điểm nghẽn này Gia Lai tập trung vào vấn đề gì?

Trước những phản ánh của các nhà đầu tư, trong những năm gần đây, các tỉnh Tây Nguyên nói chung và Gia Lai nói riêng, đã và đang có sự chuyển mình mạnh mẽ, xóa những điểm nghẽn và định kiến về một vùng trũng kinh tế, giao thông bị chia cắt, cách trở.

Bên cạnh đó, Gia Lai có những lợi thế địa lý nổi trội hơn hẳn khi nằm ở vị trí trung tâm trong khu vực Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia, đồng thời là cửa ngõ của cả vùng cao nguyên rộng lớn kết nối với vùng duyên hải miền Trung. Với tiềm năng vốn có như vậy, chìa khóa để  Gia Lai tạo đột phá trong kết nối giao thông. Và những con đường “huyết mạch” đã lần lượt được hoàn thiện tại Gia Lai: như quốc lộ 14 xuyên suốt tới TP. Hồ Chí Minh (quốc lộ 14 cũng là 1 phần của tuyến đường xuyên Á AH17 từ Đà Nẵng đến Vũng Tàu); quốc lộ 25 đi Phú Yên; quốc lộ 19 nối Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh với cảng Quy Nhơn…

Nếu như dưới mặt đất, mạng lưới giao thông xương sống đã định hình khả năng kết nối của “thủ phủ hồ tiêu” với các trung tâm kinh tế lân cận thì đường hàng không của Gia Lai cũng đang khá nhộn nhịp, bởi gần đây, sân bay Pleiku có tham gia của nhiều hãng hàng không lớn xuất hiện là điều hết sức thuận lợi cho Gia Lai bứt phá.

Bên cạnh đó, ngoài đường bay kết nối Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh truyền thống của VietNam Airline, còn có Bamboo Airways, Vietjet. Song song đó, hiện các hãng hàng không đang khai thác đường bay từ Pleiku đến Đà Nẵng, Hải Phòng - những trung tâm kinh tế, du lịch lớn của cả nước.

Sự hoàn thiện hạ tầng giao kết nối của Gia Lai đã góp phần không nhỏ trong việc khai thác tốt tiềm năng của điểm kết nối vùng. Sự xuất hiện của những công trình mới không chỉ giúp người dân thông thương hàng hóa, đi lại thuận tiện mà còn tạo cú hích cho thị trường bất động sản dần hiện hữu.

song song với sự hoàn hiện hạ tầng giao thông, mới đây, Gia Lai đang tập trung, đẩy mạnh các giải pháp xây dựng các cơ chế, chính sách thu hút đầu tư.

Song song với sự hoàn hiện hạ tầng giao thông, mới đây, Gia Lai đang tập trung, đẩy mạnh các giải pháp xây dựng các cơ chế, chính sách thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp.

- Giải pháp song song với hạ tầng giao thông kết nối để tăng tốc đón sóng các nhà đầu tư mà địa phương hướng tới là gì, thưa ông?

Song song với sự hoàn hiện hạ tầng giao thông, Gia Lai đang tập trung, đẩy mạnh các giải pháp xây dựng các cơ chế, chính sách thu hút đầu tư. Cụ thể, tỉnh Gia Lai đã thống nhất thông qua kế hoạch và phương án phân bổ đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 với tổng vốn dự kiến trên 18.259 tỷ đồng. Trong đó, 82 dự án đầu tư công sẽ bao gồm các công trình trọng điểm nhằm phát triển hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của tỉnh, nhiều dự án giao thông được nhận định sẽ tạo động lực đưa kinh tế - du lịch Gia Lai “cất cánh”. Sau khi hoàn thành, tuyến đường cao tốc Quy Nhơn - Pleiku sẽ đưa Gia Lai “lấn biển”, trở thành cửa ngõ ra biển Đông của Lào - Campuchia, đồng thời vươn xa hơn kết nối với các nước Thái Lan, Myanmar.

Đây cũng là tuyến đường cao tốc ngang kết nối với các tuyến cao tốc dọc (cao tốc Bắc - Nam) góp phần hoàn chỉnh mạng đường bộ cao tốc Việt Nam. Ngoài ra, tuyến đường cao tốc tạo điều kiện để 2 tỉnh khai thác quỹ đất dọc đường, quy hoạch các khu công nghiệp, khu đô thị kết nối, tăng nguồn thu ngân sách cho các địa phương. Kết hợp lộ trình nâng công suất của cảng hàng không Pleiku đến năm 2030 lên 4 triệu khách/năm, có thể nói Gia Lai đã sẵn sàng đón đầu dòng khách du lịch đang dịch chuyển từ biển lên núi được dự báo sẽ trở thành xu hướng mới dẫn dắt hậu đại dịch.

Và với tiềm năng vốn có, Gia Lai đang dần xoá bỏ các điểm nghẽn về hạ tầng, thúc đẩy sự phát triển bứt phá và trở thành điểm sáng trên bản đồ đầu tư.

- Xin cảm ơn ông!

Có thể bạn quan tâm

  • Gia Lai: Dự án công nghệ cao ngàn tỷ được khởi công

    10:07, 15/05/2022

  • Gia Lai: Phơi thế mạnh, hút đầu tư của doanh nghiệp

    21:58, 03/05/2022

  • Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội kết nối đầu tư với Hội doanh nhân trẻ Gia Lai

    22:43, 28/04/2022

  • 19-25/5: Tuần lễ các sự kiện chào mừng 90 năm thành lập tỉnh Gia Lai

    14:26, 16/04/2022

  • Gia Lai: Một doanh nghiệp và 4 cá nhân bị xử phạt vì khoáng sản lậu

    11:00, 12/04/2022

  • Giám đốc CLB Hoàng Anh Gia Lai nghỉ hưu sớm, về làm vườn, kiếm tiền tỷ

    03:23, 25/03/2022

  • Gia Lai: Nhìn lại 10 năm thực hiện Luật hợp tác xã

    15:52, 17/01/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Gia Lai: Xoá các điểm nghẽn về hạ tầng để trở thành điểm sáng trên bản đồ đầu tư!
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO