Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú khẳng định: nếu ngành ngân hàng làm tốt được việc mở rộng tín dụng chính thức thì dần dần sẽ triệt tiêu tín dụng đen,
Đó là chia sẻ của Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú sáng nay, ngày 29/05 tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại trực tiếp với nông dân Việt Nam, với chủ đề "Tiếp sức, hỗ trợ nông dân phục hồi, phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững".
>>> Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ tiếp sức, hỗ trợ nông dân
Tại Hội nghị được tổ chức tại TP Sơn La, có hơn 500 đại biểu có mặt trực tiếp tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Sơn La, trong đó có khoảng 200 nông dân tiêu biểu đại diện cho hơn 10,2 triệu hộ hội viên nông dân cả nước, 29 nông dân tiêu biểu trực tiếp đặt câu hỏi và đối thoại với Thủ tướng.
Liên quan đến các vấn đề về tín dụng, ông Lê Quang Thắng (Quảng Ninh) đặt câu hỏi: Sau khi chịu tác động bởi dịch COVID-19, nông dân gặp rất nhiều khó khăn về nguồn vốn để phục hồi lại sản xuất. Xin Thủ tướng cho biết, Chính phủ sẽ có giải pháp gì để chỉ đạo các ngân hàng có chính sách khoanh nợ, giãn nợ, tăng nguồn tăng hạn mức vay để nông dân kịp thời phục hồi sản xuất?
Thứ hai, từ năm 2010 đến nay, Chính phủ đã ban hành 3 Nghị định và các Thông tư hướng dẫn về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn; trong đó có quy định về vay vốn không cần tài sản thế chấp. Đề nghị Thủ tướng cho biết, trong thời gian tới, Chính phủ có giải pháp cụ thể gì để trong thời gian tới nông dân thực sự được vay vốn mà không cần phải thế chấp tài sản để đảm bảo, phù hợp với quy định hiện hành? Đồng thời các doanh nghiệp đồng hành cùng nông dân cũng được có chính sách vay vốn ưu đãi như nông dân?
Trả lời những câu hỏi các vấn đề liên quan đến tín dụng Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho biết: Các ý liên quan đến ngân hàng, “chúng tôi tiếp thu để hoàn thiện cơ chế chính sách”.
Ông Tú cho biết: Có thể nói rằng lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nói chung và vốn cho lĩnh vực này nói riêng luôn là những chính sách không ngừng nghỉ của Trung ương và Chính phủ. Riêng nguồn lực vốn, Chính phủ có sự chỉ đạo quyết liệt, hằng ngày. Về vấn đề giãn, hoãn, khoanh nợ, ngay từ khi có dịch thời điểm tháng 3/2020, chúng tôi đã có chinh sách về nội dung này. Mục tiêu là để doanh nghiệp không phải giải thể hay đóng cửa.
Theo chính sách này, doanh nghiệp đã được, giãn, hoãn đến 2 triệu tỷ đồng. Cụ thể đã gần 700 nghìn tỷ hoãn, giãn đến hơn 40 nghìn tỷ. Các ngân hàng thương mại giãn hoãn các khoản vay doanh nghiệp nói chung, trong đó có doanh nghiệp nông nghiệp.
Chính sách vĩ mô cũng đang hỗ trợ nông nghiệp thông qua ngành ngân hàng, sẽ tiếp tục cộng hưởng với những chính sách giãn, hoãn cho doanh nghiệp trong 11 lĩnh vực ưu tiên, tạo hiệu quả huy động vốn cho doanh nghiệp nông nghiệp.
>>> Đề xuất thành lập Trung tâm logistics "gỡ khó" cho nông sản Sơn La
Thứ ba, đúng là chưa có lĩnh vực nào 10 năm mà có 3 Nghị định liên tiếp để có cơ chế cho nông nghiệp, nông thôn.
Việc vay tín dụng không phải thế chấp tài sản, ông Đào Minh tú trả lời: hiện Ngân hàng Nhà nước trao quyền tự quyết cho Ngân hàng thương mại lĩnh vực này rất lớn. Vay không phải thế chấp là quyền của các tổ chức tín dụng. "Chúng tôi tiếp tục giao NHNN chi nhánh Quảng Ninh triển khai đề xuất chính đáng của doanh nghiệp. Để đảm bảo thu nợ thì nhiều cách, phải tín nhiệm và quản lý dòng tiền chứ không chỉ có tài sản thế chấp", ông Tú cho biết
Đối với ngành ngân hàng, năm 2017, chúng tôi đã đi khảo sát ở hầu hết các tỉnh trọng điểm về tín dụng đen và nhận thấy có rất nhiều câu chuyện đau lòng. Nhận thấy trách nhiệm của mình là nếu làm tốt được việc mở rộng tín dụng chính thức thì người dân sẽ hạn chế bớt sử dụng tín dụng đen; cũng như dần dần triệt tiêu tín dụng đen; cùng với Bộ Công an và các bộ ngành khách và chính quyền địa phương vào cuộc để giải quyết vấn đề này.
Cũng từ năm 2017, chúng tôi đã có rất nhiều chính sách, kể cả những chính sách rất cụ thể để làm sao người dân hạn chế đến với tín dụng đen.
Thứ nhất về cơ chế chính sách đã có ngay Nghị định tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại mở rộng mạng lưới tới tất cả các cơ sở, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa trên cả nước để người dân có thể dễ dàng đến với các tổ chức tín dụng.
Thứ hai là cơ chế tạo điều kiện cho vay tiêu dùng phát triển. Trong những năm vừa qua, tín dụng tiêu dùng phát triển rất nhanh, đã đạt được những kết quả tích cực, có sự quản lý rất chặt chẽ để tránh những biến tướng và giúp cho người dân tiếp cận rất nhanh. Đến nay, có khoảng 2,1 triệu tỷ vay phục vụ cho tiêu dùng. Tiêu dùng mang tính chất ngắn hạn, phục vụ cho những nhu cầu bức thiết với cuộc sống hằng ngày thì phần đó khoảng trên 700 nghìn tỷ. Sau Hội nghị đối thoại tại Gia Lai, chúng tôi đã giao cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gói 5.000 tỷ để triển khai. Trong hơn 4 năm vừa qua, doanh số quay vòng của 5.000 tỷ này đã lên đến 65.000 tỷ.
Mặc khác, hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội "chạy xuống" tận từng xã, đặc biệt có 23 chương trình với 250 nghìn tỷ, trong đó có rất nhiều chương trình giúp người dân, đặc biệt là người nghèo. Đây là chính sách rất lớn cả Đảng, Nhà nước và Chính phủ rất hiệu quả. Nếu nhìn tỉ lệ tín dụng đen so với năm 2017, thì thấy giảm trên một nửa, bức xúc về những câu chuyện đau lòng cũng giảm đi đáng kể.
Tuy nhiên, Phó Thống đốc NHNN Việt Nam Đào Minh Tú cho biết: trong thời gian tới sẽ thực hiện nhiều giải pháp để có thể mở rộng hơn tín dụng chính thức.
"Năm 2019, chúng tôi đã cùng với Bộ Công an khảo sát tại Hòa Bình, các địa phương vùng sâu, vùng xa thì thấy: Để giảm tín dụng đen, tăng tín dụng chính thức thì các tổ chức tín dụng phải động đến với người dân, tuyên truyền để người dân thấy không phải vay tín dụng quá khó khăn, phải kết hợp với chính quyền cơ sở nơi quản lý người dân để làm sao ngân hàng nắm được thân nhân, mục đích vay vốn chính đáng…" ông Tú cho hay.
Có thể bạn quan tâm
11:41, 08/04/2022
02:00, 25/05/2022
11:22, 08/04/2022