Giải bài toán về giao thông trong các khu công nghiệp

Diendandoanhnghiep.vn Các doanh nghiệp tại TP Hải Phòng mong muốn địa phương này cùng các cơ quan, sở, ban ngành tiếp tục nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông tốt hơn để tạo ra môi trường kinh doanh cho các nhà đầu tư.

>> Phát triển mô hình khu công nghiệp theo định hướng tăng trưởng xanh và bền vững

 Hạ tầng giao thông tại KCN Nhật Bản – Hải Phòng

Hạ tầng giao thông tại KCN Nhật Bản – Hải Phòng

Những năm qua, sự phát triển của các khu công nghiệp (KCN), các doanh nghiệp đã góp phần quan trọng tăng thu ngân sách, thúc đẩy kinh tế chuyển dịch đúng hướng và giải quyết tốt bài toán việc làm cho lao động. Song bên cạnh đó cũng phát sinh nhiều vấn đề xã hội, trong đó có tình trạng ùn tắc, mất trật tự an toàn giao thông.

Mong muốn nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông

KCN Nhật Bản – Hải Phòng là KCN đầu tiên có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đầu tư tại miển Bắc. Tỷ lệ lấp đầy tại KCN này đạt trên 90% diện tích, phần lớn là các dự án đầu tư có vốn đầu tư Nhật Bản. Chính vì vậy, mật độ lưu thông của các phương tiện tại khu vực này rất lớn.

Để đảm bảo an toàn giao thông cũng như thúc đẩy sự phát triển bền vững cho các doanh nghiệp trong KCN, ông Kawasaki – Tổng giám đốc Công ty TNHH Nichias Hải Phòng, thuộc KCN Nhật Bản – Hải Phòng cho biết: “Để phát triển kinh tế thì TP Hải Phòng cần có lượng lớn lao động cho hoạt động sản xuất. Hiện nay, lượng lao động tỉnh ngoài đến làm việc tại các KCN khá đông. Chúng tôi mong muốn TP Hải Phòng và các cơ quan, sở, ban ngành tiếp tục cải tiến, nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông tốt hơn nữa để tạo ra môi trường kinh doanh cho các nhà đầu tư. Qua đó sẽ đóng góp cho sự phát triển của TP Hải Phòng nhiều hơn”.

Thực tế, đường giao thông trong các KCN được coi là đường chuyên dùng, phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của các nhà máy, đơn vị sản xuất trong KCN. Nhưng thực tế, cùng chung với xu thế phát triển kinh tế hiện nay, các KCN đều có xu hướng mở rộng về diện tích, quy mô. Nhiều KCN xây dựng trên diện tích đất thuộc 3 - 4 xã liền kề và có xu hướng tiếp tục mở rộng. Khi KCN đi vào hoạt động, các tuyến đường nội bộ của KCN được đầu tư mới với chất lượng cao lại trở thành đường chính để người dân lưu thông, di chuyển từ xã này sang xã khác.

Liên quan đến vấn đề này, nhiều doanh nghiệp trong KCN cho rằng, mật độ giao thông trong KCN hiện tăng lên nhanh chóng do TP Hải Phòng có vị trí gần cảng hàng hải, các phương tiện vận tải lớn thường xuyên ra vào. Ngoài ra, các tuyến xe buýt trên địa bàn TP Hải Phòng chỉ dừng tại các điểm dừng, đỗ trên các tuyến đường giao thông, không đi sâu vào các KCN nên chưa thực sự tạo sự tiện lợi cho các công nhân. Vì vậy, các doanh nghiệp mong rằng TP Hải Phòng sẽ có sự quy hoạch đồng bộ tốt hơn về giao thông khu vực này. Ví dụ, bố trí biển báo, phân rõ làn đường chuyên dụng, thêm những làn đường bên ngoài, mở thêm các tuyến xe buýt... để đảm bảo giao thông an toàn, thuận tiện mới có thể thu hút thêm nhiều lao động đến làm việc tại các KCN hơn.

>> Lỗ hổng pháp lý cản trở khu công nghiệp, khu kinh tế bền vững

Gỡ “nút thắt”

Ông Phan Viết Điện – Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hải Phòng cho biết: Thời gian vừa qua, một số doanh nghiệp đã chủ động bố trí xe đưa đón công nhân đến nơi làm việc. Ngoài ra, các công nhân đa phần đi xe cá nhân nên ảnh hưởng rất lớn đến công tác đảm bảo an toàn giao thông, tai nạn giao thông. Thực tế, tỷ lệ đi xe buýt của TP Hải Phòng còn khá khiêm tốn. Hiện, trên địa bàn TP Hải Phòng hiện có 10 tuyến xe buýt với 9 xe hoạt động, trong đó có những tuyến đi qua các KCN VSIP, Tràng Duệ, Đồ Sơn, Tân Liên… nhưng số lượng xe, tần suất các chuyến còn thấp.

“Về vấn đề này, HĐND TP Hải Phòng cũng đã ban hành Nghị quyết số 29 ngày 8/12/2017 về điều chỉnh Quy hoạch phát triển mạng lưới vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn TP Hải Phòng. Tuy nhiên, qua thực tiễn phát triển của thành phố, nghị quyết này đã không còn phù hợp trong giai đoạn hiện nay. Phía Sở Giao thông vận tải cũng đã đề xuất TP Hải Phòng bãi bỏ nghị quyết này. Ngoài ra, Sở Giao thông vận tải sẽ chủ trì cùng các doanh nghiệp vận tải xe buýt và các sở ban ngành khảo sát các tuyến xe buýt, các điểm tiếp cận KCN thuận lợi, dễ dàng hơn”, ông Điện chia sẻ.

Được biết, để đảm bảo giao thông thông suốt, tránh tình trạng ùn tắc giao thông tại một số KCN, về quy hoạch giao thông đồng bộ, TP Hải Phòng đã có chủ trương đầu tư Dự án xây dựng đường vành đai 2 đoạn tuyến Tân Vũ - Hưng Đạo - đường Bùi Viện. Hiện nay, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông Hải Phòng đang triển khai các thủ tục để triển khai dự án. Mặt khác, TP Hải Phòng đang giao Sở Giao thông vận tải nghiên cứu đề xuất phương án đầu tư xây dựng đường và cầu Tân Vũ - Lạch Huyện 2. Ngoài ra, năm 2024, TP Hải Phòng cũng bố trí kinh phí để tổ chức lại giao thông trên tuyến đường Đình Vũ. Hiện nay, Sở Giao thông vận tải Hải phòng đang tổ chức thực hiện, dự kiến sẽ thi công từ tháng 4/2024 và hoàn thành trong năm 2024.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Giải bài toán về giao thông trong các khu công nghiệp tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714414506 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714414506 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10