Với việc kinh doanh tiếp tục thua lỗ 926 tỷ đồng trong năm 2018, Đạm Ninh Bình là một trong ba công ty sản xuất Đạm đã mang về số nợ hơn 1.500 tỷ đồng cho Vinachem.
Đạm Ninh Bình 'sống dở, chết dở" vì nợ nần.
Câu chuyện về sức khỏe của quả “bom nợ” Đạm Ninh Bình dù không còn là vấn đề mới. Tại 2 kỳ họp gần nhất của Quốc hội khóa XIV, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh đều phải giải trình trước Quốc hội hoặc trả lời chất vấn của các ĐBQH xung quanh dự án thua lỗ Đạm Ninh Bình. Và phải thừa nhận, dự án Nhà máy Đạm Ninh Bình hiện tồn tại nhiều vấn đề vướng mắc và sức khỏe của Đạm Ninh Bình đang có vấn đề nhất.
Có thể bạn quan tâm
07:00, 11/12/2018
06:00, 10/12/2018
09:31, 20/06/2018
08:00, 25/05/2018
06:20, 29/04/2018
15:16, 25/02/2018
Song điều thu hút sự quan tâm lớn của dư luận về dự án này là Đạm Ninh Bình có mấy điểm nhấn đáng lưu ý. Thứ nhất, Đạm Ninh Bình đã từng gửi văn bản lên Chính phủ xin giãn nợ, giảm lãi, không xếp hạng tín dụng đối với công ty và cho phép kéo dài tín dụng vay lên 20 năm với Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB). Hồi tháng 8/2018, Vinachem cũng đưa ra kiến nghị Chính phủ hàng loạt cơ chế ưu đãi, sửa luật, giảm thuế để tập đoàn này thoát khỏi tình cảnh thua lỗ. Thứ hai, dù dự án này thua lỗ nhưng Vinachem vẫn rót thêm hàng trăm tỷ đồng cho Đạm Ninh Bình, chủ yếu là cho vay lại (lãi suất 6,5%/năm) để trả nợ ngân hàng. Thứ ba, Đạm Ninh Bình kiến nghị Chính phủ trả nợ thay.
Tuy nhiên, phương án đề xuất Chính phủ trả nợ thay của Đạm Ninh Bình đã bị phản ứng quyết liệt trong giới chuyên gia. Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh đặt câu hỏi, nếu như Chính phủ trả nợ thay cho Đạm Ninh Bình, các dự án còn lại thì sao? Khi đó nguồn ngân sách Nhà nước sẽ đi đến đâu? Đồng quan điểm, chuyên gia kinh tế Lê Đình Ân bày tỏ, Đạm Ninh Bình lỗ thì những người điều hành phải có trách nhiệm. Nếu Chính phủ “cứu” dự án này thì các dự án, nhà máy còn lại sẽ như thế nào? Do đó không thể tạo tiền lệ xấu trong trường hợp này.
Thực tế cũng cho thấy, việc “giải cứu” Đạm Ninh Bình là việc làm không hề dễ dàng khi tính đến cuối tháng 8/2018, tổng lỗ lũy kế so với cuối năm 2017 của dự án này đã tăng thêm hơn 700 tỷ đồng, lên tới 4.751 tỷ đồng. Tình hình hoạt động của đơn vị này càng bi đát hơn khi Bộ Công Thương cho hay, trong 8 tháng năm 2018, thời gian chạy máy là 117 ngày (tạm dừng 7 lần do sự cố, trong đó lần dài nhất từ ngày 10/5 đến 22/8/2018) và đang vận hành ổn định đạt 80% công suất với sản lượng sản xuất đạt 125.289 tấn urê, doanh thu đạt 804,93 tỷ đồng. Trong 8 tháng hoạt động, công ty lỗ thêm 701,8 tỷ đồng, tăng hơn 145 tỷ đồng so với cùng kỳ 2017.