Trước khi tiếp dòng suy ngẫm về người Do Thái, hãy cùng tác giả đến với một câu chuyện nhỏ.
Ông Hoàng Anh Tuấn - Nhà Nghiên cứu Chính trị Quốc tế thăm nhà thờ Do Thái trong Bộ Ngoại giao Israel. Bên trong Nhà thờ có vẻ giống một thư viện nhỏ hơn là Nhà thờ.
Sau một bữa ăn trưa và trước cuộc gặp tiếp theo, Đại sứ Dan Stav có dẫn tôi và đoàn đi lòng vòng trong Bộ Ngoại giao để giới thiệu. Đến trước cửa một căn phòng, không có vẻ gì là Nhà thờ, nhưng lại đề là SYNAGOGUE (Nhà thờ Do Thái).
- Đây là Nhà thờ?
- Đúng, Nhà thờ đấy! Vì đây là Nhà thờ trong cơ quan, mọi người tự xuống cầu nguyện khi muốn, nên hình thức bên ngoài đơn giản.
- Tôi có thể vào xem được chứ?
- Oh, tại sao không.
- Hãy giải thích cho tôi từng vật dụng trong “Nhà thờ” này và ý nghĩa của nó. Tôi có thể chụp ảnh ở đây không? Có gì kiêng kỵ không.
- Oh, không hề. Cứ chụp ảnh thoải mái thôi.
Sau đó Đại sứ Dan Stav giải thích kỹ càng ý nghĩa của các quyển sách, biểu trưng trên bàn thờ và ý nghĩa của từng đồ vật “bắt buộc phải có” ở trên bàn khi người Do Thái hành lễ.
* * *
7. Nhiều nhà Thần học mà tôi có điều kiện tiếp xúc cho rằng Đạo Do Thái hiện là một trong số ít tôn giáo “giữ” được “kỷ cương” khá tốt. Tuy nhiên vẫn còn có nhiều ý kiến khác nhau xung quanh câu chuyện này và cần nghiên cứu sâu hơn mới có câu trả lời thỏa đáng.
Quả thực, bất kỳ tôn giáo lớn hoặc quan trọng nào đều đứng trước 3 thách thức lớn trong quá trình phát triển.
Thứ nhất, duy trì được sự thống nhất giữa các dòng, nhánh, xu hướng khác nhau trong cùng một tôn giáo, duy trì một đức tin chung trong thể thống nhất rất khó.
Ví dụ, sự phân liệt rõ nhất thể hiện ở Đạo Hồi hiện nay với các dòng Shia, Suni, rồi nhánh Wahabis thuộc Suni, nhánh Alewite, Druze thuộc dòng Shia…, Dòng, nhánh nào cũng cho mình mới là “chính thống”, còn những dòng, nhánh khác là “ngoại đạo”, cần bị loại bỏ để làm “trong sạch” Đạo Hồi.
Thứ hai, “đồng hành” cùng xã hội hiện đại, nhưng vẫn duy trì các giá trị, các nguyên tắc “cốt lõi”, tức tính chất “chính thống”, mặc dù việc diễn giải và tự nhận các tính chất này còn nhiều điều phải bàn.
Thứ ba, tránh việc tạo ra một tầng lớp “tăng lữ” mới, với các đặc quyền, đặc lợi, hủy hoại chính tôn giáo của mình.
Do Thái giáo cũng không phải là ngoại lệ, nhưng ít gặp các “vấn nạn” ở trên hơn. Do ngay khi ra đời, Do Thái giáo đã không có “vấn nạn”, đưa đến sự kình chống nhau sâu sắc giữa các dòng tu.
Đạo Hồi chẳng hạn, ngay sau khi Nhà tiên tri Mohamed qua đời, sự giằng xé giữa những người cho rằng cần phải chọn người thừa kế hoặc có dòng màu trực hệ để “hướng đạo” hạy chọn những người có khả năng nhất trong việc kế thừa và phát triển di sản của Mohamed đã đưa đến việc phân chia Hồi giáo thành 2 nhánh lớn là Shia và Suni.
Do Thái giáo cũng có những dòng hết sức cực đoan, thậm chí không công nhận Nhà nước Israel, nhưng họ vẫn hợp tác, và không đi đến chỗ đối đầu nhau bằng bạo lực. Những người có tác dụng giữ sự hòa hợp và thống nhất Đạo Do Thái là các giáo sĩ và Hội đồng giáo sĩ.
Trong hệ thống luật dân sự của Israel, còn có luật Do Thái Halakha tương tự như luật Sharia của Hồi giáo mà một số nước như Arab Saudis, Brunei… áp dụng.
Halakha bao gồm 613 điều răn (commandments) với hệ thống tòa án riêng, và các “bản án” tôn giáo đối với người có đạo thậm chí còn đáng sợ và nghiêm khắc hơn các bản án dân sự.
Luật Halakha tồn tại trong mọi ngóc ngách của đời sống xã hội, can thiệp sâu và điều chỉnh rất nhiều quy tắc, tập tục của đời sống xã hội. Nếu không tuân theo Halakha, các Rabbis có quyền rút “Phép thông công” (excommunicate) – tương đương với một bản án tử hình – và điều này cũng đồng nghĩa với việc khi qua đời, linh hồn người chịu hình phạt đó không được bay lên Thiên đàng
Người theo Đạo chính thống Orthodox tin và tự chọn cho mình lối sống theo các giá trị truyền thống và nguyên tắc nguyên thủy. Tuy nhiên, họ không tìm cách áp đặt lối sống của mình hay kỳ thị những người thế tục.
Bản thân các Giáo sĩ (Rabbis) và những người Orthodox không được hưởng đặc quyền, đặc lợi, họ thỏa mãn với cuộc sống thanh bạch của mình. Trong Đạo hồi chẳng hạn, những người Wahabbis cũng có cuộc sống thanh bạch, khắc khổ, nhưng điều nguy hại là họ lại tìm cách áp đặt lối sống của mình cho những dòng, nhánh khác.
Khác với các Đạo giáo khác là tìm mọi cách truyền đạo để mở rộng thành viên, càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên, để trở thành một người Do Thái rất khó, phải có căn cứ, bằng chứng xác nhận tới ít nhất 4 đời trước đó và quy theo mẫu hệ.
Họ cho rằng, đã là “thiên sứ nhà trời”, “được chúa chọn” thì chỉ có ít người được hưởng vinh dự, chứ đâu có thể kết nạp tràn lan, cứ vào đến Synagogue là trở ngay thành Do Thái được.
Trong những điều kiện khắc nghiệt thời kỳ Đế quốc La mã là bá chủ khu vực Trung Đông, để tránh bị truy đuổi và tận diệt, người Do Thái buộc phải cải đạo sang đạo Thiên chúa. Tuy nhiên họ lại cải đạo trở lại thành người Do Thái khi điều kiện cho phép. Bản thân Hitle là người rất căm thù dân Do Thái, một cộng đồng đoàn kết nhưng sống tách biệt với người bản xứ.
Trong con mắt Hitle, đã sinh ra là một người Do Thái thì sẽ luôn luôn là một người Do Thái, cải đạo chẳng giúp ích gì, và quyết truy sát 1 người nếu tìm được bằng chứng trước đó 4 đời họ là người Do Thái.
Một người hồi giáo làm lễ ngày trên đường phố Bethlehem, đầu hướng về thánh đường Mecca. Ảnh: Hoàng Anh Tuấn.
8. Kossher food, hay còn gọi là đồ ăn được chế biến và ăn theo kiểu Do Thái, Đối với người Do Thái Chính thống, việc sử dụng Kosher là điều gần như bắt buộc, còn đối với người thế tục thì tùy lựa chọn.
Các canteen phục vụ tai các cơ quan chính phủ Israel như Bộ Ngoại giao hay Bộ Quốc phòng nghiễm nhiên là các nhà hàng phục đồ ăn Kosher. Kosher food hiện ngày càng trở nên phổ biến tại Israel và trên khắp thế giới và không chỉ người Do thái chính thống mới dùng. Hiện nay, có 100,000 loại thực phẩm Kosher khác nhau được bán trên phạm vi toàn thế giới.
Vậy Kosher là gì và ăn như thế nào. Trong Halakha quy định rất rõ, chi tiết và khá phức tạp, nhưng chung quy lại có một số điểm chính:
Về các thức ăn Kosher:
Về cách ăn đồ Kosher:
9. Có lẽ trên thế giới không có tộc nào có kiểu ăn “kiêng, khem” phức tạp và dườm rà như người Do Thái chính thống. Các nhà hàng phục vụ đồ ăn Kosher thường đắt hơn từ 20-30% so với nhà hàng thông thường, vậy mà lúc nào cũng đông khách ăn.
Theo tôi, đây không chỉ là đồ ăn kiêng của người Do Thái, mà thực chất Kosher là đồ ăn, cách ăn thông minh, khoa học, thậm chí là lý tưởng không chỉ của người Do Thái, mà của con người nói chung. Nếu chỉ khuyên nhủ thông thường sẽ ít người theo, nhưng khi khoa học được “phủ” một lớp màu tôn giáo thì Kosher đã trở thành món ăn kỳ ảo, mê hoặc và quyến rũ.
Tạm cắt nghĩa một số thứ như thế này:
Theo người Do Thái, con vật cũng như con người đều có linh hồn. Nếu làm cho con vật chết đau đớn thì nó sẽ oán trách và cả người thịt lẫn người ăn nó đều bị “quở phạt”. Do đó, giết nhanh để con vật mau chóng được hóa kiếp lên thiên đàng.
Khi con vật cắt được tiết nghĩa là con vật còn tươi, chứ không phải ăn đồ ôi. Thú tính và sự ngu muội của con vật nằm ở “dòng máu”, và ăn thú vật hay gia cầm có tiết sẽ làm con người lâu dần nhiễm “thú tính” và đầu ốc trở nên trì độn, còn nòi giống đi đến chỗ thoái hóa.
Có thể thực chứng ngay qua người Mông Cổ: Ngày xưa quân Nguyên Mông nổi tiếng về sự hùng mạnh và hung bạo, ăn và uống máu thú vật. Trải qua ngàn năm, người Mông Cổ hiện nay lại là một trong những dân tộc “chậm” về nhiều mặt so với nhiều dân tộc khác.
Thịt ăn cùng với cá không còn tác dụng bổ dưỡng nữa, mà triệt tiêu lẫn nhau. Còn trái cây trong 3 năm đầu thường chứa nhiều chất, độc tố có hại cho cơ thể.
Uống sữa sau khi ăn thịt không tốt cho sức khỏe vì bản thân thịt nhiều chất đạm, lâu tiêu lại có thêm chất bổ dưỡng khác nữa làm cho cơ thể không thể hấp thụ nổi và dễ sinh bệnh.
Còn nhà hàng Kosher phải do người Do Thái Chính thống làm đầu bếp để đảm bảo mức độ trung thực cao nhất, giảm thiểu sự gian trá.
Trong điều kiện thiên nhiên hết sức khắc nghiệt của vùng Bắc Phi - Trung Đông, việc ăn uống tốt giúp người Do Thái chống chọi tốt hơn với khí hậu khắc nghiệt, làm cho không chỉ thể trạng khỏe khoắn mà trí tuệ của họ cũng hơn người. Các cụ nhà ta chả nói bệnh vào từ mồm đó sao?
10. Như vậy, trải qua cả ngàn năm, với cuốn Kinh Thánh Hebrew, người Do Thái không chỉ thành công trong việc bảo tồn, mà còn phát triển bản sắc, văn hóa, tôn giáo của mình.
Không những vậy, thông qua ăn uống, cuộc sống tinh thần lành mạnh, làm cho “gen Do Thái” vốn đã ưu việt, ngày một trở nên ưu việt hơn. Khác với các tôn giáo khác, người Do Thái không tìm cách phát triển tôn giáo của mình qua con đường truyền đạo như Đạo Hồi, Đạo Thiên chúa, hay Đạo Phật, mà tìm cách giữ sao cho Do Thái giáo càng “thuần khiết” càng tốt. Phải chăng những người được Chúa “chọn mặt gửi vàng” đâu có thể phát triển tràn lan được!
Có lẽ chính vì vậy mà cách đây từ trên 3,000 năm Nhà tiên tri Moses của người Do Thái đã lường trước điều này khi ông, ngay từ khi đó, đã hình dung ra rằng nếu người Do Thái làm theo các lời răn dậy của ông thì họ sẽ trở thành đối tượng săn đuổi và tận diệt của nhiều sắc dân khác và vì vậy đã chuẩn bị cho họ hành trang đầy đủ trong cả ngàn năm thiên di trước khi “trở về Jerusalem”. Điều ngạc ngạc nhiên là người Do Thái không than thân, trách phận mà họ coi đó là "sự thử thách" của Chúa trời đối với dân tộc Do Thái!
Có thể bạn quan tâm
05:00, 29/09/2020
05:15, 27/09/2020
10:03, 26/09/2020