Giải mã những xu hướng kinh doanh trong bối cảnh mới

Diendandoanhnghiep.vn “Biết người, biết ta, trăm trận, trăm thắng”, mô hình Trends Mind-Hacking Model sẽ giúp các doanh nghiệp xây dựng chiến lược hiệu quả nhất trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt hiện nay.

>> Tương lai nào cho marketing Việt Nam?

Bà Tracy Vũ, Giám đốc chiến lược DigiMind Group, nhà sáng lập mô hình Trends Mind-Hacking Model chia sẻ tại sự kiện Trends Summit #01: “Định nghĩa lại tương lai”.

Bà Tracy Vũ, Giám đốc chiến lược DigiMind Group, nhà sáng lập mô hình Trends Mind-Hacking Model chia sẻ tại sự kiện Trends Summit #01: “Định nghĩa lại tương lai”. 

Trends Summit #01 với chủ đề định nghĩa lại tương lai là sự kiện lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam do Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ DigiMind Group cùng Genius Việt Nam, Teso phối hợp tổ chức.

Nội dung của sự kiện xoay quanh việc cập nhật, thảo luận, đào sâu, giải mã các nguyên lý hình thành xu hướng, đồng thời, điểm danh các xu hướng nổi bật nhất sẽ diễn ra trong năm 2023 trong các lĩnh vực Kinh doanh, Quản trị, Tiếp thị và Công nghệ. Những nội dung này có thể giúp các doanh nghiệp có đủ dữ kiện để đưa ra các quyết định đúng đắn trong kinh doanh, vững tin vượt qua các giai đoạn “khủng hoảng vĩnh cửu" và nhanh chóng thích nghi với mọi môi trường kinh doanh mới.

Hội nghị quy tụ các chuyên gia nổi bật trong các lĩnh vực Tư vấn thương hiệu, Truyền thông, Tiếp thị, Quảng cáo, Công nghệ với các phần trình bày về Xu hướng Kinh doanh, Xu hướng và Chiến lược tiếp thị, Xu hướng Công nghệ, tốc độ phát triển của các lĩnh vực “nóng” như thương mại điện tử, Bán lẻ, Logistics.

Bà Nguyễn Thị Minh Đăng, Chủ tịch & CEO Công ty Cổ phần Koro đã có bài chia sẻ truyền cảm hứng chủ đề “Embracing Aha Moment in the Moving World” thông qua hành trình định nghĩa lại bản thân, kinh doanh, nước và sức khỏe của chính nữ doanh nhân này.

Dựa trên câu chuyện có thật của bản thân về quá trình không ngừng phát triển nội lực từ bên trong, bà Minh Đăng đã cho thấy một sứ mệnh và định nghĩa về kinh doanh và triết lý mới trong cuộc sống. Theo chia sẻ của bà Đăng, chỉ khi chúng ta đạt được thành tựu, chúng ta mới hạnh phúc, và khi chúng ta phấn đấu tiến về phía trước, chúng ta sẽ đạt được nhiều thứ hơn và hạnh phúc hơn.

Mô hình Trends Mind-Hacking Model

Đặc biệt tại sự kiện lần đầu tiên mô hình Trends Mind-Hacking được bà Tracy Vũ, Founder Trends Việt Nam, giám đốc chiến lược của DigiMind Group khởi xướng và công bố, sẽ trở thành mô hình ứng dụng xuyên suốt cho các năm tiếp theo của Trends Summit. 

Mục tiêu của mô hình này nhằm hỗ trợ cho mọi hoạt động xây dựng chiến lược trong doanh nghiệp, cũng như giúp các doanh nghiệp nắm bắt được các xu hướng, phân tích được nội lực, ngoại lực, xác định được mục tiêu đúng đắn, hướng đến các đối tượng phù hợp để từ đó, doanh nghiệp sẽ có định hướng chiến lược và phát triển một cách tối ưu nhất.

gf

Mô hình Trends Mind-Hacking Model

Đưa ra khuyến nghị mỗi năm doanh nghiệp nên triển khai “khám bệnh" tổng quát để xác định chỉ số sức mạnh hiện có, bà Tracy Vũ, Giám đốc chiến lược DigiMind Group, nhà sáng lập mô hình Trends Mind-Hacking Model cho biết, mục đích của việc củng cố nội lực này là phải đào thật sâu nghiên cứu, khám phá các cơ hội dù nhỏ nhất và khai thác mọi nguồn lực để tạo ra nhiều lợi thế cạnh tranh giành chiến thắng trong mọi cuộc chơi.

“Điều quan trọng chúng ta cần biết rõ chúng ta đang ở đâu trong bản đồ định vị về sản phẩm, thương hiệu, đường giá trị chung của ngành, của thị trường. Hay thậm chí là bản đồ định vị trong tâm trí người tiêu dùng mà chúng ta thường hay gọi là cuộc chiến Memory.” - bà Tracy Vũ cho hay.

“Biết người, biết ta, trăm trận, trăm thắng”, mô hình Trends Mind-Hacking Model sẽ giúp các doanh nghiệp xây dựng chiến lược hiệu quả nhất trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt hiện nay. 

Lấy trải nghiệm khách hàng làm trung tâm

Khai thác sâu về sự “hiểu" trong đối tượng mục tiêu mà cụ thể là Customer Insights, ông Kiên Đoàn, CEO của Digityze Asia, Founder của Reputyze Asia cho rằng chìa khóa của sự thấu hiểu khách hàng chính là chúng ta cần biết lý do tại sao người ta lại mong muốn có được cái này và tại sao họ lại hành động như vậy.

Do đó, không phải sự thấu hiểu nào mà doanh nghiệp quan sát và thu thập được cũng có thể được sử dụng và tạo ra những giá trị nhưng mong đợi.

Để xác định xem một sự thấu hiểu nào đó có khả năng ứng dụng hay không, doanh nghiệp/thương hiệu cần xem xét tính khả dụng dựa trên 6 các tiêu chí: Tính thích hợp (Alignment), Tính bối cảnh (Context), Tính liên quan (Relevance), Tính tường tận (Specificity),  Tính mới lạ (Novelty), Tính rõ ràng (Clarity).

Tuy nhiên, ông Kiên cũng khuyến nghị rằng nếu một doanh nghiệp chưa thể tiếp cận đến Customer Insight thì chúng ta có thể tiếp cận những “thấu hiểu” khác liên quan như: Cultural Insight, Future Insight, Product Insight, Brand Insight, Market Insight, Purchase Insight, Usage Insight, Owner Insight,...

Đồng quan điểm, ông Andy Vũ - Founder và CEO DigiMind Group nhấn mạnh rằng chiến lược Marketing cần xây dựng với mục tiêu lấy trải nghiệm khách hàng làm trung tâm và dựa trên sự thấu hiểu 5 nhóm người dùng tiếp nối và sự phát triển vượt bậc của thế hệ công nghệ tiếp nối. 

Ông Andy Vũ - Founder và CEO DigiMind Group nhấn mạnh rằng chiến lược Marketing chia sẻ năm chiến lược Marketing trong năm 2023.

Ông Andy Vũ - Founder và CEO DigiMind Group chia sẻ năm chiến lược Marketing trong năm 2023.

Năm chiến lược mà ông Andy khuyến nghị cho doanh nghiệp Việt Nam bao gồm: Tiếp thị dựa trên dữ liệu (Data-Driven Marketing), Tiếp thị dự đoán (Predictive Marketing), Tiếp thị theo ngữ cảnh (Contextual Marketing), Tiếp thị tăng cường (Augmented Marketing) và Tiếp thị linh hoạt (Agile Marketing). 

Trong đó, tiếp thị theo ngữ cảnh của thời đại Marketing 5.0 cần chú trọng vào việc ứng dụng các công nghệ bắt chước con người để sáng tạo, giao tiếp, truyền tải và nâng cao giá trị trong suốt hành trình của khách hàng.

Đồng thời, khi có sự can thiệp của công nghệ, những kế hoạch hay chiến dịch Marketing được trở nên sáng tạo hơn, tinh vi hơn và có thể chạm tới cảm xúc của người dùng tốt hơn. Đó là ý kiến của Nguyễn Hữu Ân Founder & CEO Teso, COO DigiMind Group. Ví dụ như Gamification là việc ứng dụng một cách khéo léo cơ chế của trò chơi vào hoạt động Marketing, giáo dục hay quản trị,... Cách làm này nhằm tăng tính tương tác với khách hàng và tạo ra sự mới mẻ trong trải nghiệm khách hàng một cách đầy sáng tạo.

Dưới góc nhìn của một người làm công nghệ, diễn giả Nguyễn Hữu Ân Founder & CEO Teso, COO DigiMind Group cho biết: với xu hướng đổi mới sáng tạo ngày càng tăng cao của các doanh nghiệp trên toàn cầu, sự chuyển đổi số trong các hoạt động kinh doanh là điều bắt buộc trong bối cảnh hiện nay. 

Theo kinh nghiệm của ông, khi trao đổi với các nhà lãnh đạo từ các tập đoàn hàng đầu thì ông nhận ra rằng họ quan tâm nhiều hơn về Data và Customer Insights. Đi cùng với đó là sự cạnh tranh về công nghệ giữa các doanh nghiệp đã dần hình thành những xu hướng công nghệ trong Marketing.

Tuy nhiên, ông Ân lưu ý, không phải Data mà Known Data mới là tất cả dành cho những doanh nghiệp muốn sở hữu nguồn Data “thật” trong những năm tiếp theo.

Dữ liệu người dùng khá quan trọng nhưng song song đó cũng cần tăng trải nghiệm của người dùng và thu hút người dùng tham gia vào các chiến dịch mới lạ và đầy sáng tạo của doanh nghiệp.

“Khách hàng là trung tâm, khách hàng trung thành là trọng tâm trong các chiến dịch quảng cáo, Marketing của doanh nghiệp” - Ông Ân cho hay. 

Tại Panel Talk bàn về các Xu hướng “Nhanh", đại diện nhà bán lẻ,  CEO của Sakuko Việt Nam Cao Thị Dung cũng đồng tình quan điểm trên. Ví như Sakuko vốn bắt nguồn từ thị trường offline, để đáp ứng được nhu cầu của thị trường và người tiêu dùng cũng như xu thế thời đại nên đã nhanh chóng chuyển đổi số sang sử dụng App.

Sự dịch chuyển của khách hàng trên các nền tảng thương mại điện tử buộc doanh nghiệp phải nhanh chóng nắm bắt và thích ứng. Ví như, việc các khách hàng dịch chuyển nhanh chóng từ Shopee, Tiki, Lazada sang TikTok Shop khiến cho doanh nghiệp và các nhà bán lẻ “trở tay không kịp".

Đại dịch cũng giúp lượng khách hàng trung thành thể hiện một cách rõ ràng hơn, thúc đẩy những lựa chọn trong tệp khách hàng của doanh nghiệp.

Giải thích về lý do và động lực của ngành Công nghệ tiếp thị (MarTech), ông Tình Nguyễn, Co-Founder Ladipage cho biết  dù thị trường Việt Nam còn chưa vận dụng MarTech nhiều nhưng khi các nền tảng mạng xã hội ngày càng phát triển đi kèm với các nguyên lý Marketing mở rộng thì lĩnh vực này vẫn còn nhiều hứa hẹn.

Theo báo cáo của Emergen Research, quy mô thị trường Công nghệ Marketing (MarTech) toàn cầu dự kiến đạt 6.612 tỷ USD vào năm 2030 với tốc độ tăng trưởng hàng năm ước đạt 44,4%. Theo đó, như ông Tình chia sẻ, quy mô thị trường MarTech Việt Nam có thể rơi vào tầm 10-30 triệu USD một năm. MarTech giúp các doanh nghiệp chi tiền trên các nền tảng thông minh và hiệu quả hơn, ông Tình chia sẻ.

Vì vậy, theo ông Tình Nguyễn, MarTech không phải là những điều gì đó xa vời mà là những giải pháp đáp ứng nhu cầu hiện tại của doanh nghiệp và người tiêu dùng. Nói cách khác, MarTech đảm bảo tính thích ứng nhanh và linh hoạt.

Theo đó, ông cũng đưa ra lời khuyên cho các doanh nghiệp muốn phát triển MarTech thì cần dựa vào năng lực đặc biệt là năng lực và kỹ năng về công nghệ, nguồn lực và bối cảnh thị trường để ứng dụng cho phù hợp.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Giải mã những xu hướng kinh doanh trong bối cảnh mới tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713868794 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713868794 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10