Giải pháp để doanh nghiệp thực hiện tốt ESG

PHƯƠNG THANH 29/06/2024 02:00

Bộ tiêu chí ESG gồm (Môi trường - Xã hội - Quản trị) đã trở thành một chiến lược kinh doanh cốt lõi của doanh nghiệp, nhưng trong 3 tiêu chí trên, môi trường vẫn là điều kiện khó hoàn thành nhất.

>>Cần sớm có chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp thực hiện ESG

Ông Phan Ngọc Ánh, TGĐ Công ty Công nghệ năng lượng Alena, Phó Trưởng Văn phòng Đại diện Hiệp hội Năng lượng Sạch Việt Nam (VCEA) tại TP Hồ Chí Minh:

Hầu hết các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) còn thiếu hiểu biết về ESG và lợi ích mà nó mang lại. Việc thiếu hụt thông tin và dữ liệu liên quan đến ESG cũng khiến cho các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc đánh giá và triển khai các hoạt động ESG.

gf

Ông Phan Ngọc Ánh, TGĐ Công ty Công nghệ năng lượng Alena, Phó Trưởng Văn phòng Đại diện Hiệp hội Năng lượng Sạch Việt Nam (VCEA) tại TP Hồ Chí Minh

Bên cạnh đó, việc triển khai ESG có thể tốn kém, bao gồm chi phí cho việc thu thập dữ liệu, báo cáo, thuê chuyên gia tư vấn…Điều này có thể tạo ra gánh nặng tài chính cho các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp SMEs. Bên cạnh đó, việc thiếu hụt nhân lực có chuyên môn để triển khai về ESG cũng là vấn đề, khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tuyển dụng và đào tạo nhân viên.

Vấn đề khó khăn nhất của doanh nghiệp là thu thập, đo lường các dữ liệu liên quan đến ESG. Chính vì điều này đã dẫn đến việc áp lực từ các bên liên quan, từ đó dẫn đến việc triển khai ESG có thể gặp phải sự phản đối từ các bên như nhà đầu tư, cổ đông của doanh nghiệp đó. Những bên này có thể lo ngại rằng việc tập trung vào ESG sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp trong ngắn hạn. Như vậy, mặc dù ESG mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và xã hội, nhưng việc triển khai ESG vẫn còn gặp phải nhiều rào cản. Do đó, cần khẩn trương có những hỗ trợ cụ thể từ phía Chính phủ, doanh nghiệp và các tổ chức phi chính phủ để nâng cao nhận thức về ESG, hỗ trợ doanh nghiệp trong việc triển khai ESG, và phát triển các hệ thống đo lường hiệu quả ESG phù hợp.

Do đó để tiết kiệm hơn về thời gian và tiền bạc thực hiện, doanh nghiệp cần am hiểu các phương thức đơn giản nhất, tháo gỡ các nút thắt để thực hiện ESG. Ví dụ về sử dụng năng lượng xanh, thay vì chúng ta chưa có điều kiện đầu tư hoặc chưa thể tiếp cận được nguồn năng lượng tái tạo thì doanh nghiệp có thể mua chứng chỉ I – REC hay chứng chỉ năng lượng tái tạo. Chứng chỉ I-REC viết tắt của International Renewable Energy Certificate, là Chứng chỉ Năng lượng Tái tạo Quốc tế đại diện cho đơn vị điện sạch được sản xuất bởi những nhà máy năng lượng sạch và tái tạo như thủy điện, điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối. Chứng chỉ REC có thể giao dịch được và là công cụ hữu ích tạo điều kiện cho các Doanh nghiệp trên thế giới thực hiện cam kết sử dụng năng lượng sạch và giảm phát khí thải Scope 2 (là khí thải nhà kính gián tiếp do tiêu thụ điện).

Cơ chế Chứng chỉ REC hiện được áp dụng rộng rãi trên thế giới cho phép các doanh nghiệp tiêu thụ điện tái tạo một cách hoàn toàn gián tiếp. Với mỗi 1MWh điện “thông thường”, doanh nghiệp có thể mua 1MWh chứng chỉ năng lượng ái ạo REC bù vào. Sử dụng cơ chế này cho phép các doanh nghiệp thực hiện cam kết sử dụng năng lượng sạch và đạt chuẩn doanh nghiệp xanh.

Hiện tại I-REC được dùng phổ biến tại thị trường Bắc Mỹ và Châu Á. Bất kỳ tổ chức/doanh nghiệp nào muốn thể hiện cam kết sử dụng năng lượng tái tạo và/hoặc giảm thiểu tác động môi trường của mình đều có thể áp dụng I-REC. Một số ví dụ cụ thể bao gồm: I-REC có thể giúp doanh nghiệp đáp ứng các mục tiêu phát triển bền vững, nâng cao hình ảnh thương hiệu và thu hút khách hàng quan tâm đến môi trường. Điều này tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trên thế giới thực hiện cam kết sử dụng năng lượng sạch và giảm phát khí thải Scope 2 (là khí thải nhà kính gián tiếp do tiêu thụ điện).

Alena triển lãm các giải pháp quản lý năng lượng tái tạo thông minh tại Toạ đàm

Triển lãm các giải pháp quản lý năng lượng tái tạo thông minh tại Toạ đàm "Nâng tầm quản lý năng lượng và số hóa phát thải khí nhà kính – Giải pháp thông minh cho doanh nghiệp bền vững".

Việc áp dụng I-REC trong các tiêu chí và trong một phần của báo cáo ESG của các doanh nghiệp làm gia tăng các lợi ích cho doanh nghiệp như: Nâng cao hình ảnh thương hiệu (Doanh nghiệp có thể sử dụng I-REC để thể hiện cam kết về phát triển bền vững và trách nhiệm xã hội, thu hút khách hàng quan tâm đến môi trường); Giúp doanh nghiệp tăng cường khả năng tiếp cận thị trường (Một số thị trường và khách hàng yêu cầu hoặc ưu tiên các sản phẩm và dịch vụ từ các công ty sử dụng năng lượng tái tạo).

Hiện nay tại Mỹ và các quốc gia châu Âu có các quy định yêu cầu doanh nghiệp sản xuất/xuất khẩu sử dụng một tỷ lệ nhất định năng lượng tái tạo khi tạo thành sản phẩm. I-REC có thể giúp doanh nghiệp tuân thủ các quy định này. Ngoài ra doanh nghiệp có thể sử dụng I-REC để bù đắp lượng khí thải carbon từ việc sử dụng điện của họ hoặc để tuyên truyền về việc sử dụng năng lượng tái tạo.

Từ đó, chúng tôi đề xuất một số giải pháp. Một là, cần sớm ban hành Luật Năng lượng tái tạo để tạo hành lang pháp lý đầy đủ, thống nhất cho việc phát triển và sử dụng năng lượng tái tạo. Luật này cần quy định rõ ràng về giá mua điện từ năng lương tái tạo, cũng như cơ chế khuyến khích đầu tư, trách nhiệm của các bên liên quan, v.v. Trong đó cũng cần hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến năng lượng tái tạo và quản lý năng lượng thông minh để đảm bảo sự đồng bộ và hiệu quả trong việc thực thi chính sách.

Hai là cần phát triển cơ sở hạ tầng: Đầu tư xây dựng hệ thống truyền tải điện để kết nối các nguồn điện tái tạo với lưới điện quốc gia. Bên cạnh đó cần phát triển hệ thống lưu trữ năng lượng để giải quyết vấn đề gián đoạn nguồn cung cấp điện năng lượng tái tạo và hỗ trợ đầu tư vào các dự án nghiên cứu và phát triển công nghệ năng lượng tái tạo và quản lý năng lượng thông minh.

Ba là cần khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi để đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo và quản lý năng lượng thông minh. Triển khai các chương trình hỗ trợ cho các hộ gia đình và doanh nghiệp sử dụng năng lượng tái tạo và áp dụng các giải pháp quản lý năng lượng thông minh.

Bốn là, nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp, người dân thông qua kênh tăng cường tuyên truyền, giáo dục về lợi ích của năng lượng tái tạo, sử dụng năng lượng hiệu quả và tiết kiệm, quản lý năng lượng thông minh.

Năm là có cơ chế cụ thể khuyến khích  phát triển thị trường dịch vụ: Khuyến khích phát triển thị trường dịch vụ liên quan đến năng lượng tái tạo và quản lý năng lượng thông minh, như dịch vụ tư vấn, thiết kế, thi công, lắp đặt, vận hành, bảo trì, v.v.

Có thể bạn quan tâm

  • Thách thức rất lớn trong thực hành ESG, kinh tế tuần hoàn

    Thách thức rất lớn trong thực hành ESG, kinh tế tuần hoàn

    02:00, 25/06/2024

  • Giải pháp thúc đẩy doanh nghiệp thực hành ESG

    Giải pháp thúc đẩy doanh nghiệp thực hành ESG

    03:30, 22/06/2024

  • Cần sớm có chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp thực hiện ESG

    Cần sớm có chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp thực hiện ESG

    05:30, 08/06/2024

  • Thể chế hoá tiêu chuẩn ESG cho doanh nghiệp chuyển đổi xanh

    Thể chế hoá tiêu chuẩn ESG cho doanh nghiệp chuyển đổi xanh

    11:29, 07/06/2024

  • Mệnh lệnh cấp bách từ ESG

    Mệnh lệnh cấp bách từ ESG

    03:00, 05/06/2024

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Giải pháp để doanh nghiệp thực hiện tốt ESG
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO