Đang hiển thị
Tỉnh thành khác
Để khai thác được cơ hội và vượt qua các rào cản của thị trường đích khi ra nhập EVFTA, các doanh nghiệp tùy vào từng loại hình, sản phẩm có thể áp dụng các giải pháp khác nhau.
Một là, giải pháp tổ chức lại sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo các yêu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm hàng hóa.
Xác định quy mô sản xuất theo từng ngành hàng, cụ thể: Sản xuất lúa hay cây ăn trái cần quy mô lớn, tập trung để đưa cơ giới hóa vào sản xuất, cũng như đảm bảo chất lượng đồng đều; đối với nhóm rau màu, dược liệu, nông sản hữu cơ có thể không cần quy mô lớn.
Chuyển đổi cơ cấu sản phẩm theo chuỗi giá trị, từ xuất khẩu nguyên liệu thô sang sản phẩm chế biến; từ sản phẩm chế biến đơn giản sang chế biến sâu; từ sản phẩm giá trị gia tăng thấp sang sản phẩm giá trị tăng cao.
Đầu tư đổi mới và nâng cao chất lượng máy móc, thiết bị; công nghệ sản xuất; quy trình sản xuất; phương thức quản trị doanh nghiệp; chất lượng nguồn nhân lực.
Áp dụng các tiêu chuẩn phù hợp với thị trường xuất khẩu gồm tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn về môi trường. Phát huy mô hình hợp tác đầu tư để sử dụng hiệu quả nguồn vốn đều tư và công nghệ của các khách hàng, vừa đảm bảo được đầu ra vừa có thể tiếp cận được công nghệ mới.
Tăng cường các mối liên kết giữa các khâu sản xuất – vận chuyển – chế biến – tiêu thụ; giữa các doanh nghiệp cung ứng nguyên phụ liệu với doanh nghiệp sản xuất sản phẩm cuối; giữa nhà nông – nhà nước – nhà khoa học – nhà doanh nghiệp; giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp FDI.
Hai là, giải pháp sử dụng hiệu quả các chính sách hỗ trợ của Nhà nước.
Để hỗ trợ cho xuất khẩu, Chính phủ đã triển khai nhiều hệ thống giải pháp như: Huy động hệ thống tham tán thương mại, kết nối với các tổ chức chuyên nghiên cứu thị trường ở các nước xuất khẩu tìm hiểu thông tin thị trường tại các nước.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thể khai thác các Chương trình hỗ trợ kết nối thị trường, đổi mới công nghệ để giảm chi phí và hạ giá thành như phát triển hạ tầng cơ sở và logistics; cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận được đất đai, nhất là các dự án đầu tư vào chế biến sâu sản phẩm, cụm liên hoàn sản xuất – sơ chế - bảo quản – chế biến công nghiệp để giảm tổn thất sau thu hoạch; hỗ trợ doanh nghiệp nhập khẩu công nghệ sản xuất hiện đại.
Bà là, giải pháp đổi mới công nghệ mềm, chứng nhận tiêu chuẩn tiên tiến.
Để ra tăng chất lượng nông sản và đáp ứng các rào cản kỹ thuật của quốc gia nhập khẩu, các doanh nghiệp, trang trại sản xuất cần phải áp dụng các quy trình tiên tiến vào lĩnh vực nông nghiệp nông thôn thông qua việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng và xây dựn hệ thống quản lý sản xuất để có thể tạo ra sản phẩm có chất lượng và an toàn, gia tăng giá trị cho sản phẩm, vượt qua các rào cản phi thuế quan, cũng như đáp ứng các yêu cầu của nhà nhập khẩu và người tiêu dung.
Việc áp dụng quy trình tiên tiến phải xây dựng hệ thống quản trị sản xuất từ đầu vào cho đến khi ra thành phẩm cuối cùng cho từng đơn vị chuỗi như: trang trại nuôi trồng; sơ chế, chế biến và phân phối đến người tiêu dung. Đồng thời phải kết hợp với kiểm soát quá trình, lấy mẫu phân tích kiểm nghiệm ở mỗi công đoạn để đảm bảo sản phẩm được kiểm soát chất lượng và an toàn nông sản.
Có thể bạn quan tâm
Hiệp định EVFTA: "Cơ hội vàng" cho nông sản Việt
02:00, 25/07/2020
Phát triển bền vững giúp doanh nghiệp tận dụng cơ hội từ EVFTA, CPTPP
13:31, 15/07/2020
EVFTA và động lực cải cách thể chế
11:30, 10/07/2020
Chìa khóa giúp nông sản Việt thích ứng với EVFTA
05:00, 07/07/2020
Gia tăng giá trị xuất khẩu nông sản Việt từ EVFTA
05:15, 04/07/2020