Giải pháp nào giảm áp lực rác thải ra môi trường?

ANH VŨ 21/08/2023 00:30

"Qua các báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội cho thấy áp lực về môi trường hiện đang vô cùng lớn", Ts Lưu Bình Nhưỡng – Phó trưởng ban Dân nguyện của Quốc hội.

Cùng với sự phát triển kinh tế-xã hội, tốc độ đô thị hóa nhanh chóng và sự gia tăng dân số đã tạo áp lực lớn đến môi trường khi lượng rác thải sinh hoạt thải ra ngày càng nhiều. 

Chia sẻ với Diễn đàn Doanh nghiệp, ông Lưu Bình Nhưỡng – Phó trưởng ban Dân nguyện của Quốc hội cho biết: Áp lực về môi trường hiện nay do một số nguyên nhân.

>>> Đề xuất thu phí bảo vệ môi trường đối với khí thải: Chuyên gia nói gì?

"Một mặt do lượng chất thải sinh hoạt lớn, nhu cầu của người dân ngày càng cao, đa dạng, phong phú nên loại chất thải của cả nông thôn của thành thị là rất lớn. Hiện nay, thành thị thải ra trên 59% lượng chất thải sinh hoạt còn với nông thôn con số này là trên 40%, có thể nói đây là áp lực đầu tiên. Áp lực thứ hai là quá trình phát triển công nghiệp với hàng trăm khu công nghiệp, khu kinh tế rồi hàng nghìn nhà máy và lượng chất thải hết sức đặc biệt trong đó có các loại chất thải nguy hại như lượng chất thải hàng triệu tấn thải ra từ nhà máy nhiệt điện" - ông Lưu Bình Nhưỡng cho biết.

ông Lưu Bình Nhưỡng – Phó trưởng ban Dân nguyện của Quốc hội

ông Lưu Bình Nhưỡng – Phó trưởng ban Dân nguyện của Quốc hội

Ông cũng cho rằng: Ngay cả khi chúng ta hiện đại hóa nền sản xuất thì lượng chất thải sinh hoạt nói chung và lượng chất thải rắn sinh hoạt cũng như lượng chất thải công nghiệp nói riêng là đặc biệt áp lực cho cả quá trình phát triển. Nó không chỉ làm ảnh hưởng đến ô nhiễm môi trường chung mà còn làm tiêu phí một nguồn lực rất lớn để xử lí kể cả tiền của Nhà nước hay nhân dân, "mà xét chung đều là tiền của nhân dân”

>>> Băn khoăn khoản phí bảo vệ môi trường đối với khí thải

Rác thải phát sinh do nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của con người, vấn đề đặt ra theo Ts Lưu Bình Nhưỡng là cần phải thức tỉnh ý thức của mỗi con người, mỗi doanh nghiệp.

Trách nhiệm của một doanh nghiệp trong quá trình đầu tư là để kiếm lợi nhuận nhưng ông Lưu Bình Nhưỡng nhấn mạnh việc đồng thời phải có trách nhiệm đối với chính việc sản xuất và sản phẩm của doanh nghiệp. Nếu một doanh nghiệp biết đầu tư, có trách nhiệm thì sẽ đỡ phần chi phí ở bên ngoài và khi áp dụng công nghệ cao thì lượng chất thải sẽ ít hơn, đỡ nguy hiểm hơn, đây cũng là 1 trong 4 trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp mà hiện nay được áp dụng trên toàn cầu, ông bày tỏ quan điểm.

Rác thải phát sinh do nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của con người

Rác thải phát sinh do nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của con người

>>> Cần làm rõ một số quy định về phí bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản

Cũng theo Phó trưởng ban Dân nguyện của Quốc hội cần phải thay đổi cả nhận thức của các nhà quản lí, đặc biệt là các cấp ủy, chính quyền địa phương có biện pháp để xem xét, đánh giá lại việc thực thi pháp luật trong đó chủ yếu là Luật Môi trường.

“Khi chúng ta phê duyệt vận hành các dự án đầu tư phát triển, đặc biệt là các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và các nhà máy trên địa bàn tỉnh, hãy nhìn nhận để đánh giá, để giúp cho Quốc hội, Chính phủ điều chỉnh chính sách khẳng định, vận động doanh nghiệp nâng cao hơn nữa trách nhiệm và vai trò trong vấn đề xử lí chất thải từ nay về sau” – ông Lưu Bình Nhưỡng lưu ý.

Có thể bạn quan tâm

  • Ứng dụng công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt: Vướng mắc ở đâu?

    11:07, 14/10/2022

  • Thu phí rác thải sinh hoạt theo khối lượng: Hợp lý nhưng không thể cào bằng!

    11:21, 18/06/2020

  • Thu phí rác thải sinh hoạt theo khối lượng: Nguồn lực và lộ trình thế nào?

    15:03, 12/06/2020

  • Hải Dương: Sẽ có giải pháp cho nhà máy rác thải sinh hoạt Lương Điền

    07:10, 12/06/2019

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Giải pháp nào giảm áp lực rác thải ra môi trường?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO