Giải pháp nào khi kinh tế phát triển bất thường?

Diendandoanhnghiep.vn Đến thời điểm này, cả thế giới đang đối mặt với dịch bệnh COVID-19 biến chủng mới nguy hiểm, phức tạp hơn năm 2020.

Việt Nam thường xuyên xét nghiệm COVID-19 những trường hợp nghi nhiễm. Ảnh: Quốc Tuấn

Việt Nam thường xuyên xét nghiệm COVID-19 những trường hợp nghi nhiễm. Ảnh: Quốc Tuấn

Đại dịch COVID-19 do virus SARS-CoV-2 gây ra có trường hợp nhiễm bệnh đầu tiên tại Việt Nam vào ngày 23/1/2020, tính đến hôm nay đã tròn 1 năm và 5 tháng.

Chúng ta đã khống chế thành công đợt 3 bùng phát dịch bệnh, mọi chuyện tưởng như đã ổn, đất nước bước sang giai đoạn phát triển trong tình hình mới. Nhưng thời điểm này cả thế giới đang đối mặt với dịch bệnh biến chủng mới nguy hiểm, phức tạp hơn năm 2020.

Mọi dự đoán, mọi kế hoạch của người dân, của đất nước đang trên đường trì hoãn, bế tắc, đổ gẫy. Kế hoạch phục hồi kinh doanh, sản xuất (du lịch, nhà máy, hãng xưởng, đầu tư trong nước, nước ngoài …), đều chưa theo kế hoạch ngắn hạn cũng như dài hạn đã vạch ra.

Các kênh huy động vốn cho đầu tư phát triển bền vững bị chậm trễ, an ninh năng lượng, an ninh lương thực thiếu đồng bộ, mất an toàn trung hạn và dài hạn.

Dòng tiền từ các ngân hàng nhà nước và ngân hàng thương mại cổ phần giảm lãi suất tiền gửi, nhưng lãi suất tiền vay không giảm và cực kỳ khó vay, bởi các ông chủ của ngân hàng thương mại cổ phần đều có các công ty sân sau, họ huy động vốn lãi suất thấp, cho vay ra cũng với tiêu đề giảm lãi suất nhưng đặt ra các hàng rào kỹ thuật cực kỳ khó khăn, các doanh nghiệp vừa và nhỏ muốn tái đầu tư, hoặc đầu tư mới không thể tiếp cận được nguồn vốn tín dụng này.

Tiền trong cộng đồng dân cư, trong xã hội rất lớn nhưng để người dân đưa vào các quỹ tiết kiệm của ngân hàng cũng chưa đạt vì lãi suất chưa cao, không hấp dẫn.

G

Bất động sản được coi là nơi "để dành tiền" của người dân trong bối cảnh COVID-19 bùng phát.

Họ phiêu liêu trong các dự án “năm ăn - năm thua”… dòng vốn này đổ vào đầu tư bất động sản coi đây là nơi trú ẩn an toàn nhất, dẫn đến đất đai từ thôn quê, đến thành thị, ven sông, ven biển được thổi giá lên một cách chóng mặt, không tưởng.

Thị trường bất động sản cũng đang tiềm ẩn nguy cơ bong bóng.

Hàng loạt thị trường ảo nổi lên như: Tiền ảo Bitcoin; Lan đột biến… đang thu hút các nhà đầu tư, đang mê hoặc xã hội dù biết rất nguy hiểm nhưng họ vẫn lao vào bởi lãi suất lên tới 300% - 400%.

Khi cuộc chơi kết thúc người chơi phá sản, trắng tay, mang công, mắc nợ. Chủ chơi, người cầm cái là ai, ở đâu, và dòng tiền còn ở trong Việt Nam hay đã được chuyển ra nước ngoài chỉ có trời biết, cơ quan bảo vệ và giám sát tài chính Quốc gia liệu có thể biết.

Tôi tin rằng khi biết, hiểu, thì đã mất khả năng kiểm soát và ngăn chặn, hậu quả để lại cho người dân, cho nền tài chính Quốc gia phải gánh chịu.

Những thực tại kể trên đã và đang diễn ra một thời gian khá dài. Thiết nghĩ Chính phủ, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước cùng các cơ quan có trách nhiệm phải vào cuộc ngay cấp kỳ, phải có biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn làn sóng kinh doanh thiếu minh bạch.

Bởi, có thể trước khi vỡ trận về đại dịch COVID-19, chúng ta đã vỡ trận về đầu tư và tài chính.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Giải pháp nào khi kinh tế phát triển bất thường? tại chuyên mục Mạng xã hội của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713566483 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713566483 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10