Theo tính toán của Hiệp hội Logistics Việt Nam, lợi ích khi chuyển sang giao dịch lệnh giao hàng điện tử (e-D/O) là rất lớn.
Đó là thông tin được phía Hiệp hội logistics đưa ra khi trao đổi với Diễn đàn Doanh nghiệp, liên quan đến việc ứng dụng lệnh giao hàng điện tử, với mong muốn tiết giảm chi phí và hiện đại hoá dịch vụ hậu cần.
Theo đó, việc ứng dụng lệnh giao hàng điện tử có ba lợi ích lớn.
Một là, có thể tiết kiệm rất nhiều thời gian (hàng ngày ngày công) so với giao nhận D/O giấy cho mảng LCL và gia nhận hàng không so với số lượng hơn 2 triệu giao dịch D/O giấy/năm trên phạm vi cả nước.
Hai là, giải phóng hàng ngàn lao động,khoảng 3.000 người để tham gia vào các công đoạn giá trị gia tăng khác của ngành logistics.
Ba là, tránh rủi ro từ việc giao nhận và kiểm soát giao dịch một lượng tiền mặt rất lớn cho giao dịch D/O giấy/năm trên phạm vi cả nước. Rủi ro về giao dịch D/O là ngang nhau. Vì thế nên hướng đến một kế hoạch hành động để bắt kịp xu thế số hoá và công nghiệp 4.0. Từ việc thay đổi cách làm hiện nay của các hãng tàu và cảng thì Hiệp hội logsitics Việt Nam cũng đang tiến hành nghiên cứu e-D/O ứng dụng cho vận chuyển không có tàu với kho CFS, các cảng hàng không.
Tuy nhiên, có một thực tế là, lệnh giao hàng bản giấy được xem là văn bản và dùng phổ biến từ trước đến nay, vì vậy, nhiều doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lệnh giao hàng điện tử thường băn khoăn rằng, chứng từ điện tử như e-D/O có được pháp luật công nhận là “văn bản” hay không?
Có thể bạn quan tâm
03:13, 23/02/2019
11:00, 27/07/2018
19:05, 18/07/2018
01:37, 23/04/2018
Thông tin từ Hiệp hội Logistics cho biết, theo Luật Giao dịch điện tử 2005, Điều 11 quy định giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu: “Thông tin trong thông điệp dữ liệu không bị phủ nhận giá trị pháp lý chỉ vì thông tin đó được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu” và Điều 12 quy định thông điệp dữ liệu có giá trị như văn bản: “Trường hợp pháp luật yêu cầu thông tin phải được thể hiện bằng văn bản thì thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng yêu cầu này nếu thông tin chứa trong thông điệp dữ liệu đó có thể truy cập và sử dụng được để tham chiếu khi cần thiết”.
Ngoài ra, Khoản 1, Điều 8 Luật Hải quan 2014 (Hiện đại hóa quản lý hải quan) nêu: “... Tổ chức, cá nhân hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu có trách nhiệm tham gia xây dựng, thực hiện giao dịch điện tử và thủ tục hải quan điện tử” và khoản 2 quy định: “Hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật trao đổi dữ liệu điện tử, giá trị pháp lý của chứng từ điện tử trong việc thực hiện thủ tục hải quan điện tử theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử”. Như vậy, e-D/O được pháp luật Việt Nam công nhận có giá trị như văn bản (bản giấy).
Ngoài ra, trách nhiệm pháp lý, hợp đồng giữa hãng tài và cảng trong việc dùng e-D/O cũng được Hiệp hội logistics lưu ý rằng, khi hãng tàu và cảng phải đồng ý trao đổi dữ liệu điện tử để cảng giao container cho người nhận hàng, cam kết bảo mật và lưu giữ an toàn các tài liệu, thông tin liên quan đến giao nhận container và thông tin, giao dịch của khách hàng, dữ liệu điện tử trao đổi giữa hai bên có giá trị pháp lý như văn bản.
Theo đó, hãng tàu phải cung cấp dữ liệu điện tử cho cảng, bao gồm: Số lệnh, thời hạn lệnh, mã của người nhận hàng (trong hệ thống của hãng tàu), số vận đơn, tên người nhận hàng, số container, tên tàu, số hiệu chuyến, nhiệt độ (đối với container lạnh), thông tin bổ sung (nếu có), danh sách mã người nhận hàng.
Ngoài ra, hãng tàu phải thông báo mã của người nhận hàng cho người nhận hàng (để đối chiếu với cảng), thông tin về container, hướng dẫn quy trình nhận hàng. Nếu hãng tàu có lỗi trong việc trao đổi dữ liệu điện tử gây thiệt hại cho cảng hoặc người nhận hàng thì phải bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp bất khả kháng (kể cả tấn công mạng).
Trong trường hợp hãng tàu và cảng chỉ thực hiện hợp đồng giao nhận container sau khi xác nhận khả năng kết nối, xử lý giữa hệ thống điện tử của hai bên, khả năng vận hành dịch vụ giao nhận container theo quy trình nghiệp vụ được thống nhất giữa hai bên bằng việc ký một văn bản gọi là “Biên bản nghiệm thu”. Cảng có trách nhiệm tiếp nhận dữ liệu điện tử từ hãng tàu, kiểm tra, đối chiếu thông tin, nhận bàn giao container từ tàu, làm phiếu xuất, tổ chức giao nguyên container cho người nhận hàng.