Mục tiêu của Chỉ thị 21/CT-TTg đến năm 2025 để cắt giảm chi phí logistics xuống còn bằng 16-20% GDP, đồng thời đóng góp từ 8-10% vào GDP.
Tuy nhiên, làm sao để “hạ nhiệt” chi phí logistics theo đúng lộ trình đặt ra không dễ trả lời.Phương thức giao thông có chi phí thấp nhất là đường sắt, đường biển, đường thủy nội địa. Muốn giảm chi phí logistics trước tiên phải tăng năng lực cùng đồng thời với kết hợp được các loại hình vận tải này. Nhưng đây lại là bất cập lớn nhất trong tổ chức giao thông hiện nay tại Việt Nam.
Lãng phí + chi phí = thiếu cạnh tranh
Ông Vũ Quốc Dũng- Giám đốc Công ty TNHH vận tải thương mại Trung Dũng chuyên vận chuyển hàng container đông lạnh từ Hải Phòng đi cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh), Tà Lùng (Cao Bằng) cho biết: “Quãng đường 350km từ Cao Bằng về Hải Phòng chạy xe không cũng mất khoảng 2 triệu tiền dầu, chưa kể lương tài xế, hao mòn xe… rất lãng phí. Nếu có hàng về thì cước giảm được ít nhất 1/3, thậm chí 1 nửa”.
“Khi đi trai tráng, khi về bủng beo” là hình ảnh của vận tải hàng hóa đường bộ, loại hình vận tải chiếm tới 77,11% thị phần vận tải chung. Sự mất cân đối giữa hai chiều đi – về khiến vận tải đường bộ được liệt vào loại hình có mức lãng phí lớn nhất.
Bên cạnh đó, một thống kê không mấy vui vẻ, đó là tiêu cực phí chiếm tới 5% chi phí logictics. Theo thông lệ quốc tế, 1 lô hàng nhập khẩu, thì “quyền vận chuyển” sẽ được chia tỷ lệ 40 – 40 – 20. Nghĩa là 40% quyền vận chuyển lô hàng được dành cho người mua, 40% dành cho người bán và 20% lọt ra thị trường tự do. Khi “quyền vận chuyển” được “nhượng” lại cho đối tác nước ngoài, đồng nghĩa việc giá cước vận chuyển lô hàng đó đã bị đẩy cao hơn thực tế.
Tiếp đến, 1 lô hàng khi “chân ướt chân ráo” cập cảng đã phải gánh chịu ngay tiêu cực phí qua khâu thông quan. Anh Nguyễn Duy Đông, một doanh nghiệp khai báo dịch vụ hải quan cho biết, một container hàng nhập kinh doanh trước khi ra khỏi cổng cảng phải chịu chi phí ít nhất 180 nghìn đồng chi phí không chính thức (60 nghìn cổng bãi, 120 nghìn “bóc” tờ khai). Nếu lô hàng nào có vấn đề phải kiểm hóa thì chi phí kiểm hóa cho mỗi container mất thêm ít nhất 300 nghìn đồng. Đây mới chỉ là tiêu cực phí “khởi động” sau khi cập cảng. Nếu vận chuyển đến nơi tiêu thụ, chi phí cho 1 container còn cõng thêm nhiều chi phí khác. Đơn giản nhất 1 container từ Hải Phòng đi Móng Cái, Lào Cai... ngoài phí cầu đường còn thêm trung bình 500 nghìn đồng... “làm luật”.
Có thể bạn quan tâm
19:05, 18/07/2018
14:00, 17/07/2018
06:00, 09/07/2018
06:00, 12/05/2018
06:18, 01/05/2018
11:30, 29/04/2018
Giải pháp chủ yếu nằm ở chính sách
Còn nhớ, trung tuần tháng 4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì một hội nghị trực tuyến toàn quốc về logistics nhằm tìm các giải pháp giảm chi phí logistics đang ở mức khá cao khi chiếm gần 21% GDP (số liệu nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới - WB).
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, gánh nặng về chi phí logistics chính là rào cản lớn nhất đối với năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, cho nên phải giảm chi phí logistics xuống hơn nữa. Nhà nước sẽ đóng vai trò hỗ trợ, tạo môi trường thuận lợi để nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics. Thủ tướng nêu bốn vấn đề cần làm rõ, gồm thể chế, chính sách; kết nối hạ tầng giao thông; tính kết nối của các loại hình vận tải; phát triển doanh nghiệp và nguồn lực phục vụ logistics. Từ đó, tập trung đề xuất các giải pháp thực thi hiệu quả. Người đứng đầu Chính phủ mong muốn các chuyên gia kiến nghị các giải pháp cụ thể trước mắt và lâu dài để phát triển dịch vụ logistics, tiết giảm chi phí cho doanh nghiệp, đặc biệt là chi phí logistics.
Để giảm chi phí ở khâu vận tải đường bộ, đại diện Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam kiến nghị, cần rà soát để sớm giảm giá phí và xóa bỏ các trạm BOT không hợp lý để đảm bảo sự lựa chọn của người tham gia giao thông. Bên cạnh đó, cần cải cách thủ tục hành chính, giảm chi phí chính thức và không chính thức, ngăn chặn tiêu cực. Nhà nước cần có chính sách sao cho các doanh nghiệp logistics trong nước có cơ hội nhiều hơn trong việc giành các quyền vận tải, bảo hiểm và thực hiện nhiều dịch vụ khác trong chuỗi cung ứng logistics. Đồng thời, có chính sách ưu đãi cho những doanh nghiệp trong nước đạt chuẩn về chất lượng dịch vụ.
Ông Lê Duy Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội DN Dịch vụ Logistics Việt Nam: DN bị hạn chế nhiều vấn đề Điểm yếu của các DN logistics Việt Nam là chi phí dịch vụ còn chưa cạnh tranh tốt, chất lượng cung cấp dịch vụ chưa cao. Nguyên nhân là do DN bị hạn chế về quy mô, vốn, kinh nghiệm và trình độ quản lý, khả năng áp dụng CNTT cũng như trình độ nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu hoạt động quốc tế. Đáng quan ngại là tuy quy mô nhỏ, manh mún, thiếu liên kết, nhưng một số DN còn cạnh tranh thiếu lành mạnh, hạ giá dịch vụ để giành hợp đồng, khiến các DN trong nước bị thiệt, còn các DN nước ngoài được hưởng lợi... Mặt khác, DN Việt không có đầu mối nguồn hàng do Việt Nam chủ yếu (91%) xuất FOB và nhập CIF, ngoài ra có hạn chế về kết cấu hạ tầng logistics và chi phí vận tải trên đường bộ, phụ phí cảng biển do các chủ tàu nước ngoài áp đặt. Ông Phan Thông, Tổng thư ký Hiệp hội Chủ hàng: Nên phân bổ luồng hàng hợp lý Nước ta có hệ thống đường sắt từ Bắc - Nam, hơn 30 tỉnh có đường biển tại sao không tận dụng 2 loại hình vận chuyển này trong khi chi phí của nó thấp hơn, không ô nhiễm môi trường, có khả năng vận chuyển hàng hóa lớn trong cùng một thời điểm. Nghĩa là phân bổ lại luồng hàng hợp lý giữa các loại phương tiện vận tải với nhau trên cùng một tuyến đường thì phải có chính sách phân bổ lại nguồn hàng. Biện pháp tức thì là phải làm sao hạn chế được những khoản chi phí không chính thức. Phải giảm dần hàng hóa đi lại bằng đường bộ, tăng cường quản lý đường bộ và từng bước phát triển đường sắt. |