Giảm thuế VAT – “Tiếp sức” cho nền kinh tế

Diendandoanhnghiep.vn Không chỉ hỗ trợ thiết thực để cộng đồng doanh nghiệp có thêm nguồn lực sớm phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh, giảm thuế VAT còn được cho là động lực “tiếp sức” cho nền kinh tế đang khó khăn…

>> Cần hoàn thiện các quy định về hoàn thuế VAT

Theo tính toán của Bộ Tài chính, năm 2022, việc thực hiện chính sách giảm thuế giá trị gia tăng (VAT 2%) quy định tại điểm a khoản 1.1 Điều 3 Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội (Nghị quyết số 43) hỗ trợ tổng cộng khoảng 44,5 nghìn tỷ đồng. Từ đó, góp phần giảm giá thành hàng hóa, dịch vụ; đồng thời, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tạo thêm việc làm cho người lao động, góp phần kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tạo thêm nguồn thu ngân sách.

Việc giảm thuế VAT 2% theo tinh thần Nghị quyết 43/2022/QH15 đã mang đến những hiệu ứng tích cực cho nền kinh tế - Ảnh minh họa

Việc giảm thuế VAT 2% theo tinh thần Nghị quyết 43/2022/QH15 đã mang đến những hiệu ứng tích cực cho nền kinh tế - Ảnh minh họa

Khi thực hiện giảm thuế VAT theo Nghị quyết số 43 đã gián tiếp kích cầu tiêu dùng nội địa tăng cao, kéo theo tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2022 tăng 19,8% so với năm trước, thu thuế VAT nội địa không giảm mà tăng 10% so với cùng kỳ.

Tổng kết tình hình thực hiện các giải pháp hỗ trợ thời gian qua, Bộ Tài chính cho rằng, giảm thuế VAT là một trong các giải pháp hiệu quả cao, tác động tích cực ngay tới hoạt động của doanh nghiệp, người dân.

Và trong bối cảnh quý I/2023, sự suy giảm chung của nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng chỉ đạt 3,32%. Dự báo những tháng tới đây, cả quý II, thậm chí quý III/2023 khó khăn của các họat động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vẫn còn hiện hữu. Nhiều ý kiến nhìn nhận, việc tiếp tục thực hiện chính sách giảm thuế VAT là kịp thời, cần thiết, không chỉ hỗ trợ thiết thực để cộng đồng doanh nghiệp có thêm nguồn lực sớm phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh, mà là động lực “tiếp sức” cho nền kinh tế đang trong gian đoạn khó khăn hiện nay.

Theo TS Nguyễn Quốc Việt - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách, Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, cầu tiêu dùng trong nước, đặc biệt những lĩnh vực dịch vụ mặc dù đã có sự phục hồi nhưng chưa phản ánh hết được những khó khăn của các hộ kinh doanh, hay người bán hàng dịch vụ. Các hoạt động liên quan đến ăn uống, mua sắm, giải trí ngoài trời chưa đạt được mức tiềm năng, cũng như chưa phục hồi lại mức giống như thời kỳ trước dịch bệnh COVID-19.

Vì vậy, TS Nguyễn Quốc Việt cho rằng, việc giảm 2% thuế VAT là chính sách rất kịp thời, chia sẻ phần nào khó khăn tới người lao động, từ đó kích thích người dân tiếp tục mua sắm, sử dụng hàng hóa, đặc biệt hàng tiêu dùng, hàng hóa thiết yếu.

>> Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính đôn đốc Tổng cục Thuế nhanh chóng hoàn thuế VAT cho doanh nghiệp

Theo chuyên gia, việc tiếp tục thực hiện giảm thuế VAT 2% sẽ tạo ra những động lực

Theo chuyên gia, việc tiếp tục thực hiện giảm thuế VAT 2% sẽ tạo ra những động lực "tiếp sức" cho nền kinh tế trong hoàn cảnh khó khăn hiện nay - Ảnh minh họa

Còn theo TS Nguyễn Bích Lâm - nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, giải pháp giảm 2% thuế VAT có tác động trực tiếp làm tăng tổng cầu tiêu dùng cuối cùng của nền kinh tế, đặc biệt tác động lan tỏa của giải pháp này rất lớn, đem đến sự phục hồi nhanh hơn cho doanh nghiệp.

Mặc dù, ngân sách Nhà nước bị hụt thu do cắt giảm 2% thuế VAT, nhưng việc cắt giảm này sẽ thúc đẩy tiêu dùng của thị trường trong nước với quy mô 100 triệu dân, tạo cú hích cho doanh nghiệp phục hồi, lấy lại đà sản xuất trong năm 2023 và những năm tiếp theo, đây là giải pháp tạo và nuôi dưỡng nguồn thu bền vững cho ngân sách Nhà nước. Bên cạnh đó, khi doanh nghiệp tiêu thụ được sản phẩm, tạo thu nhập ổn định cho người lao động, sẽ giảm bớt áp lực từ ngân sách chi cho an sinh xã hội, hỗ trợ người dân nói chung và người lao động nói riêng.

“Hiệu quả của giải pháp giảm 2% thuế VAT sẽ tác động trực tiếp, làm GDP tăng 0,16% thông qua kích cầu tiêu dùng cuối cùng; đồng thời tác động lan toả đến sản xuất kinh doanh, tạo việc làm tăng thu nhập sẽ dẫn tới GDP tăng 0,64%, tổng tác động của giải pháp sẽ thúc đẩy GDP tăng 0,8%”, TS Nguyễn Bích Lâm phân tích.

Dưới góc độ của doanh nghiệp, TS Tô Hoài Nam - Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam chia sẻ, chính sách gia hạn thuế có tác dụng chủ yếu là hỗ trợ tổng cung, giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn về dòng tiền do tạm thời chưa phải nộp thuế. Động thái giảm thuế VAT từ 10% xuống 8% đối với các mặt hàng (như áp dụng với Nghị quyết số 43 của Quốc hội), là sự hỗ trợ cả tổng cung lẫn tổng cầu, giúp doanh nghiệp phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Bên cạnh đó, khi chính sách này đi vào thực thi có vai trò quan trọng góp phần làm giảm chi phí cho doanh nghiệp, giúp giảm giá thành sản phẩm, kích cầu tiêu dùng trong nước, trong đó người dân được hưởng lợi. Việc giảm thuế VAT sẽ giúp kiểm soát lạm phát tốt hơn.

Đánh giá về chính sách giảm thuế VAT, ông Đậu Anh Tuấn - Phó tổng thư ký kiêm Trưởng ban Pháp chế, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI cho rằng, các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân về thuế, phí và lệ phí nói chung và giảm thuế GTGT được đánh giá là kịp thời, có tác động tích cực và được cộng đồng doanh nghiệp, người dân hưởng ứng, đánh giá cao, qua đó góp phần vào những kết quả tích cực trong phục hồi và phát triển của doanh nghiệp, người dân và nền kinh tế. Có thể khẳng định, trong bối cảnh hiện nay, giảm thuế chính là nuôi dưỡng nguồn thu.

Tại Nghị trường kỳ họp lần thứ 5, Quốc hội khoá XV, xoay quanh chính sách này, đa số đại biểu đều đồng tình với đề xuất của Chính phủ, giảm thuế VAT 2% đối với tất cả các mặt hàng, lĩnh vực đang chịu thuế 10%. Đồng thời cho rằng, trong bối cảnh doanh nghiệp thiếu đơn hàng, người lao động phải nghỉ luân phiên, suy giảm trong sản xuất kinh doanh, việc áp dụng chính sách này trong 6 tháng khó mang lại sự phục hồi như kỳ vọng. Chính sách không thể chỉ 6 tháng, thực hiện một cách “giật cục” theo kiểu thực hiện 6 tháng này rồi 6 tháng sau dừng rồi lại thực hiện tiếp 6 tháng, mà cần tính toán dài hơi.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Giảm thuế VAT – “Tiếp sức” cho nền kinh tế tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714743054 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714743054 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10