Gạo ĐBSCL không chỉ mang sứ mệnh nuôi quân trong 2 cuộc kháng chiến thần thánh: chống Pháp, đuổi Mỹ, mà còn đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và làm giàu cho đất nước.
Những năm đầu sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng thống nhất đất nước 1975, với phương châm "lấy sản xuất nông nghiệp làm mặt trận hàng đầu", "lấy thủy lợi làm khâu đột phá" " lấy cách mạng khoa học kỷ thuật là then chốt", sản xuất nông nghiệp đã có bước phát triển mạnh, đặc biệt là từ sau Đại hội VI của Đảng với định hướng, chỉ đạo đột phá trong phát triển kinh tế: Từ quốc gia thiếu lương thực kể từ những năm 1989 cho đến nay Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo, cà phê, cao su, thủy-hải sản hàng nhứt nhì thế giới, đời sống nông dân đa số được cải thiện, tạo nguồn tích lủy xây dựng nông thôn mới. Sản lượng lúa toàn vùng đạt trên 20-25 triệu tấn, lúa, xuất khầu hàng năm từ 5 đến 7 triệu tấn gạo.
Gạo Việt đã xuất khẩu tới khoảng 150 quốc gia và vùng lãnh thổ, nhưng vì sao đời sống của người trồng lúa chưa giàu. Cây lúa và người trồng lúa đang cần được tiếp sức trong cuộc chuyển đổi từ tư duy “sản xuất nông nghiệp” sang “kinh doanh nông nghiệp” bằng các bài toán kinh tế. Sự tiếp cận đa ngành, với định hướng thị trường, phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao, gắn với chuỗi giá trị và thương hiệu lúa gạo, phát triển công nghiệp chế biến và công nghiệp hỗ trợ gắn với phát triển ngành hàng lúa gạo.
Riêng lĩnh vực phát triển thị trường, vận hành cơ chế xuất khẩu gạo trong thời gian qua vẫn còn bộc lộ nhiều bất cập mà câu chuyện “lùm xùm” bất nhất của Bộ Công thương, Bộ Tài chính trong điều hành xuất khẩu trong những ngày qua là một ví dụ.
“Nai lưng làm giàu cho người khác” là cụm từ mà Giáo sư, Tiến sỹ Võ Tòng Xuân - một chuyên gia đầu ngành về nông nghiệp dùng để nói đến thân phận người làm ra hạt lúa.
Có thể bạn quan tâm
11:00, 23/02/2020
18:45, 28/04/2020
15:42, 28/04/2020
00:15, 28/04/2020
Giáo sư Xuân dẫn chứng: “Vinafood 2 dù trúng thầu giá cao nhưng vẫn mua lúa của nông dân chỉ 4.000 đồng/kg (tương đương 200 USD/tấn), xay ra gạo được khoảng 0,6 tấn gạo loại 25% tấm, giá thành một tấn gạo 25% tấm chỉ được khoảng 335 USD cộng thêm các chi phí khác sẽ lên đến 350 USD/tấn, nhưng khi giao cho Philippines theo giá trúng thầu mà Vinafood 2 đã công bố thì mỗi tấn doanh nghiệp này có thể lãi 300 USD. Vậy 1,6 triệu tấn thì lãi bao nhiêu? Người trồng lúa có được hưởng gì không trong khoản 300 USD/tấn đó?”
Rồi câu chuyện quốc gia xuất khẩu gạo nhất nhì thế giới 30 năm với biết bao Viện, Trường được thành lập để nghiên cứu cây lúa nhưng giống lúa nổi tiếng được công nhận gạo ngon nhất thế giới ST 25 lại do chính 3 cá nhân xuất sắc của Sóc Trăng-một tỉnh nghèo làm ra mà không cần một đồng ngân sách nào. Đã thế mà khi có gạo ngon nhất thế giới thì việc quản lý phát huy và bảo vệ quyền thương hiệu cho nhóm tác giả cũng chưa được quan tâm thực hiện.
“Thể chế là vấn đề bao trùm "tái cấu trúc kinh tế", "tái cơ cấu nông nghiệp" mà Bộ trưởng phải chịu trách nhiệm từ đầu đến cuối đối với từng lĩnh vực, từng sản phẩm cụ thể ở tầm quốc gia. Cây lúa, con cá là thế mạnh của nhiều tỉnh, thành vùng ĐBSCL nhưng 13 ông lãnh đạo, quản lý mỗi tỉnh như một “vùng lãnh thổ” riêng thì không ổn” - ông Nguyễn Minh Nhị, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, người có thâm niên16 năm quản lý trực tiếp ngành nông nghiệp tỉnh An Giang nêu quan điểm.