Gian nan hàng Việt vào siêu thị

Diendandoanhnghiep.vn Không khó để thấy hàng Việt Nam chiếm tới 90-95% hàng hóa tại các siêu thị. Tuy nhiên, ít người biết được con đường khó khăn phía sau để những mặt hàng này có thể lên các kệ hàng siêu thị.

Vào những ngày Tết, không khó để thấy hàng Việt Nam được thiết kế mẫu mã chào xuân bán tại các siêu thị, với tỷ trọng chiếm tới 90-95% các loại hàng hóa. Tuy nhiên, ít người biết được con đường khó khăn đằng sau để hàng Việt Nam có thể xuất hiện trên các kệ hàng siêu thị.
Để hàng Việt Nam vào được siêu thị thì phải có những tiêu chuẩn cao như chứng nhận VietGap, các chứng nhận đảm bảo an toàn thực phẩm…Ảnh minh hoạ: Quốc Tuấn

Để hàng Việt Nam vào được siêu thị thì phải có những tiêu chuẩn cao như chứng nhận VietGap, các chứng nhận đảm bảo an toàn thực phẩm…Ảnh minh hoạ: Quốc Tuấn

Đó là, thủ tục tục phức tạp, chiết khấu cao. Hiện nay, để hàng Việt Nam vào được siêu thị thì phải có những tiêu chuẩn cao như chứng nhận VietGap, các chứng nhận đảm bảo an toàn thực phẩm…

Thủ tục tục phức tạp, chiết khấu cao

Đặc biệt, vấn đề gây khó khăn lớn nhất cho các doanh nghiệp khi đưa được mặt hàng của mình vào các siêu thị đó là mức chiết khấu quá cao. Thay vì mức 13 - 15% như trước đây, hiện nay các doanh nghiệp phải chịu mức chiết khấu từ 20 - 30% cho mặt hàng để mặt hàng được xuất hiện tại siêu thị.

Đó mới chỉ là chi phí cơ bản được bên siêu thị đề xuất sẵn ở trong bản hợp đồng, chưa kể đến các chi phí đặc thù khác như chi phí đầu kệ, chi phí cho các chương trình khuyến mãi, chi phí quảng cáo...

Điều này là quá sức với các doanh nghiệp, vì lợi nhuận của họ cũng không thể hơn 20 - 30%. Như vậy, xét trên các loại chi phí, việc đưa sản phẩm vào siêu thị chỉ có thể là lỗ.

Nhiều doanh nghiệp chia sẻ, họ chỉ có thể hợp tác với các siêu thị thời gian đầu để tăng độ nhận diện của các sản phẩm, nhưng về lâu về dài thì không thể vì chỉ có phá sản.

Ngoài ra, tỉ lệ hàng Việt vào siêu thị chỉ chiếm 10% tổng sản lượng sản phẩm sạch tạo ra. Như vậy, có thể thấy Việt Nan đang có nền sản xuất dồi dào với lượng hàng hóa lớn, nhưng các kênh phân phối trong nước không thể đáp ứng hết.

Khi có tới 18,6 triệu tấn rau màu, 6,7 triệu tấn thịt các loại, 17,5 tỷ quả trứng, trên 1,2 tấn sữa tươi và khoảng 8,37 triệu tấn thủy sản được tạo ra trong năm 2021.

Trong khi đó, hệ thống phân phối chỉ có 9.000 chợ dân sinh và chợ đầu mối, 800 siêu thị, 180 trung tâm thương mại và 4.000 cửa hàng tự chọn, siêu thị mini. Thì các siêu thị cũng như tiêu thụ nội địa hoàn toàn không thể nào đáp ứng được.

Cách đây 2 năm, Hợp tác xã Đại Áng (thôn Đại Áng, xã Đại Áng, huyện Thanh Trì) đã giới thiệu mô hình nuôi cá sạch đặc biệt, nuôi cá “sông trong ao” khi cải tạo một vòng đất trũng khó canh tác ở địa phương với diện tích 10 ha thành 5 bể cá lớn theo tiêu chuẩn VietGap.

HTX chia sẻ, mô hình này được áp dụng theo công nghệ nuôi cá sạch của Mỹ, với mục tiêu cung cấp cho thị trường mỗi ngày 5-6 tấn cá sạch. Nhằm đưa sản phẩm sạch của mình vào các hệ thống siêu thị, hợp tác xã đã mời các siêu thị đi thăm đồng cá sạch của mình.

Tuy nhiên, tới khi ký hợp đồng, các siêu thị đề nghị mức chiết khấu 30%, 3 tháng sau khi cá bán xong mới được thanh toán cũng như giá bán sản phẩm sẽ ngang với giá bán cá không sạch. Sau khi trao đổi, hợp tác xã cảm thấy điều kiện này quá khó khăn để đưa sản phẩm của mình vào hệ thống các siêu thị.

Việc giảm giá bán sản phẩm nhằm giúp tăng tính cạnh tranh của các siêu thị. Nhưng lại khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn, nản lòng thoái chí, không muốn sản xuất sản phẩm sạch nữa.

Đây là hệ lụy vô cùng lớn đối với nền sản xuất, kinh tế của Việt Nam, nhất là trong nỗ lực tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của nước ta.

Một ví dụ khác về chi phí quá cao để vào siêu thị, đó là trà Cozy, để sản phẩm của mình xuất hiện tại các hệ thống siêu thị, thương hiệu này đã phải bỏ ra tới 500.000 USD.

Bên cạnh chi phí ký hợp đồng vào siêu thị, doanh nghiệp còn phải chịu các chi phí khác như chi phí vận chuyển nội địa, và các loại chi phí khác, điều này khiến hàng Việt Nam khó có thể cạnh tranh với các thương hiệu khác của nước ngoài.

Ngoài ra, 85% hàng hóa được bày bán tại các siêu thị hiện nay đang được bán dưới hình thức kí gửi, nghĩa là doanh nghiệp sẽ gửi hàng tại siêu thị và siêu thị có trách nhiệm trả tiền cho doanh nghiệp khi hàng đã bán được.

Cách làm này giúp siêu thị không phải bỏ vốn mà vẫn có lãi, phần tiền hàng theo thỏa thuận sẽ được hoàn trả cho doanh nghiệp từ 15-20 ngày sau khi mặt hàng đã được bán, thậm chí có nơi còn lên tới 3 tháng. Như vậy, vốn của người sản xuất đã bị chiếm dụng.

Giải pháp nào cho vấn đề này?

Giải pháp cấp thiết nhất là cần xây dựng chợ đầu mối, đặc biệt là cho nông sản, thủy sản ở 3 miền Bắc, Trung, Nam. Để xây dựng một không gian giao dịch minh bạch, công khai, an toàn, hiện đại.

Giải pháp cấp thiết nhất là cần xây dựng chợ đầu mối, đặc biệt là cho nông, thủy sản ở 3 miền Bắc, Trung, Nam. Ảnh minh hoạ: Quốc Tuấn

Giải pháp cấp thiết nhất là cần xây dựng chợ đầu mối, đặc biệt là cho nông, thủy sản ở 3 miền Bắc, Trung, Nam. Ảnh minh hoạ: Quốc Tuấn

Đi kèm với đó là hệ thống các kho bãi chứa hàng tân tiến, để khi nông, thủy sản được thu hoạch xong sẽ được đưa đến những kho bãi này để bảo quản nhằm kéo dài tuổi thọ của sản phẩm tươi, giúp người nông dân được có cơ hội mở rộng đầu ra sản phẩm, đồng thời sẽ tránh bị ép giá lúc được mùa.

Hiện nay, mô hình chợ đầu mối này đã được áp dụng tại các nước tân tiến như Anh, Pháp, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc... Trước đó, phía Pháp đã quyết định đầu tư hỗ trợ Việt Nam xây dựng chợ đầu mối và đã kí biên bản ghi nhớ về việc này.

Theo mô hình ở Pháp, các mặt hàng sẽ được đem đến bán hoặc đấu giá công khai tại chợ đầu mối, các siêu thị, các cửa hàng phân phối lớn cũng sẽ tới đây thỏa thuận mua hàng hoặc đấu giá sản phẩm.

Như vậy, giá sản phẩm sẽ được bán cao hơn, có lợi cho người nông dân, người sản xuất. Đồng thời, hàng hóa bán tới các cửa hàng, siêu thị sẽ có mức giá chung, nhằm bình ổn thị trường giá cả.

Ngoài ra, tại Pháp, rác thải từ chợ đầu mối sẽ được gom lại đem đến các nhà máy điện rác ở vùng lân cận nhằm tạo ra điện phục vụ ngược trở lại chợ, tạo nên một vòng tuần hoàn khép kín.

Tuy công nghệ điện rác mới chỉ được phát triển tại Việt Nam trong những năm gần đây, nhưng cách làm này cũng có thể trở thành hướng phát triển lâu dài có thể tham khảo được.

Bên cạnh đó, việc tạo điều kiện cho hàng Việt tại các siêu thị còn cần sự chung sức của các bộ ngành và chính quyền nhằm có giải pháp cụ thể và triệt để cho vấn đề này.

Ngoài ra, còn có một biện pháp khác, đó chính là thành lập Hội cung ứng hàng hóa nhằm tập hợp các nhà cung ứng, nhằm tạo một hệ sinh thái mới, đưa hàng hóa đến gần người tiêu dùng hơn, tránh để phụ thuộc vào các siêu thị. Có như vậy, các doanh nghiệp mới tránh khỏi cảnh bị các siêu thị ép giá.

Việc này tương tự với việc các nhà sản xuất, doanh nghiệp lớn của Việt Nam, như gốm sứ Minh Long, họ không chịu được mức chiết khấu cao của siêu thị, và đã tự mở một chuỗi cửa hàng phân phối riêng.

Bên cạnh đó, ngoài khắc phục những điểm yếu chủ quan thì cũng cần khắc phục những vấn đề khách quan, bằng cách sản xuất và phân phối theo nhu cầu thị trường, tránh việc ăn xổi ở thì, tránh dồn hàng hóa lại một vùng gây dư thừa, dẫn tới mất giá. Các vùng trồng, cơ sở sản xuất cũng cần nâng cao chất lượng, tạo điều kiện cho truy xuất nguồn gốc và chỉ dẫn địa lý.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Gian nan hàng Việt vào siêu thị tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714121402 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714121402 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10