Gian nan phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên

CẨM ANH 14/10/2022 04:00

Việc Triều Tiên tăng cường tần suất phóng thử tên lửa cho thấy mục tiêu phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên đang dần trở nên khó khăn hơn.

>>Vì sao Triều Tiên phóng tên lửa tầm trung qua Nhật Bản?

Bệ phóng tên lửa Triều Tiên. Ảnh: KCNA

Bệ phóng tên lửa của Triều Tiên. Ảnh: KCNA

Theo Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) thông báo, quốc gia này đã phóng thử 2 tên lửa hành trình chiến lược tầm xa vào ngày 12/10 vừa qua.

Được biết, các tên lửa này đã bay trong khoảng 10 giây trên không phận vùng biển phía Tây Triều Tiên và đánh trúng mục tiêu cách đó 2.000 km. KCNA nêu rõ vụ phóng được tiến hành nhằm nâng cao hơn nữa “hiệu quả và sức mạnh chiến đấu” của những hệ thống tên lửa được triển khai tại các đơn vị của Quân đội Triều Tiên.

Nguồn tin cũng cho biết thêm, Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đã giám sát vụ phóng tên lửa và bày tỏ hài lòng về khả năng phản ứng cao của các lực lượng tác chiến hạt nhân.

Trong hai tuần vừa qua, Triều Tiên đã tiến hành 8 vụ phóng tên lửa với tần suất dày đặc chưa từng có. Trước đó vào ngày 4/10, Triều Tiên phóng tên lửa tầm trung (IRMB) lần đầu tiên bay qua Nhật Bản kể từ năm 2017, và đã vấp phải sự phản ứng quyết liệt của các bên.

Đánh giá về các động thái của Triều Tiên, ông Leif-Eric Easley, Phó giáo sư nghiên cứu quốc tế tại Đại học Ewha Womans, Seoul, cho biết: “Cần nhớ rằng những thông tin từ Triều Tiên chưa được kiểm chứng một cách cụ thể. Bình Nhưỡng đôi khi minh bạch một cách đáng ngạc nhiên về các mục tiêu phát triển vũ khí, nhưng họ cũng có xu hướng phóng đại sức mạnh và khả năng của những vũ khí mà quốc gia này đang sở hữu”.

>>Mỹ- Hàn sắp tập trận, bán đảo Triều Tiên "nóng" trở lại

bản tin về vụ phóng tên lửa của Triều Tiên qua lãnh thổ Nhật Bản ngày 4/10. Ảnh: Reuters

Bản tin về vụ phóng tên lửa của Triều Tiên qua lãnh thổ Nhật Bản ngày 4/10. Ảnh: Reuters

Mặc dù vậy, chuyên gia này cho rằng, cần phải theo dõi chặt chẽ hơn nữa các động thái từ Triều Tiên. “Việc nhà lãnh đạo Kim Jong-un giám sát vụ phóng tên lửa này cho thấy tên lửa hành trình đang ở giai đoạn phát triển cuối cùng. Tuy nhiên, khả năng triển khai đầu đạn hạt nhân của Triều Tiên trên bất kỳ loại tên lửa nào cũng chưa được chứng minh. Điều này rất nguy hiểm vì chúng ta không thể đoán được họ sẽ làm gì tiếp theo", ông Easley nói thêm.

Tên lửa hành trình có những điểm khác biệt đáng kể với tên lửa đạn đạo. Chúng được cung cấp năng lượng bởi một động cơ phản lực và có tải trọng nhỏ hơn tên lửa đạn đạo, do đó sẽ mang đầu đạn hạt nhân nhỏ hơn tên lửa đạn đạo xuyên lục địa.

Trên thực tế, các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc cấm Triều Tiên thử tên lửa đạn đạo, nhưng không có hạn chế nào như vậy được áp dụng đối với việc thử nghiệm tên lửa hành trình. 

Theo ông Kim Dong-yub, Giáo sư tại Đại học Nghiên cứu Bắc Triều Tiên ở Seoul, cho biết các vụ thử tên lửa của Triều Tiên cho thấy chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng vẫn đang tiến triển. Điều này cũng đồng nghĩa với việc, các cuộc tập trận quy mô lớn của Mỹ cùng Hàn Quốc, trong đó có diễn tập phóng tên lửa vào vùng biển phía đông bán đảo không làm Triều Tiên chùn bước.

"Các mối đe dọa quân sự của Bình Nhưỡng là một vấn đề kinh niên và ngày càng trở nên tồi tệ hơn đối với hòa bình và ổn định ở châu Á", ông Kim Dong-yub nói thêm và nhấn mạnh Mỹ cùng đồng minh cần thay đổi cách tiếp cận trong vấn đề hạt nhân Triều Tiên khi nhiều khả năng quốc gia này có thể đã phát triển vũ khí hạt nhân chiến thuật với lượng phóng xạ thấp, đủ khả năng đe dọa Hàn Quốc.

Ông Kim Dong-yub cho rằng, thay vì tiếp tục đòi hỏi phi hạt nhân hóa toàn diện trên bán đảo Triều Tiên, Mỹ cần chấp nhận thực tế Triều Tiên là quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân, để chuyển sang đàm phán giảm rủi ro xung đột và kiểm soát vũ khí hạt nhân.

Có thể bạn quan tâm

  • Vì sao Triều Tiên phóng tên lửa tầm trung qua Nhật Bản?

    Vì sao Triều Tiên phóng tên lửa tầm trung qua Nhật Bản?

    04:00, 05/10/2022

  • Mỹ- Hàn sắp tập trận, bán đảo Triều Tiên

    Mỹ- Hàn sắp tập trận, bán đảo Triều Tiên "nóng" trở lại

    04:30, 18/08/2022

  • Nga- Triều Tiên thắt chặt quan hệ, Mỹ có thêm nỗi lo!

    Nga- Triều Tiên thắt chặt quan hệ, Mỹ có thêm nỗi lo!

    04:17, 16/08/2022

  • Triều Tiên đang làm gì?

    Triều Tiên đang làm gì?

    10:27, 13/06/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Gian nan phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO