Giao dịch quốc tế: Yếu và thiếu nên mắc lừa!

Trương Khắc Trà 26/05/2019 05:52

Lừa đảo quốc tế như một hệ quả đương nhiên trong xu thế hội nhập, với Việt Nam - ngành thủy sản mất 8 tỷ USD trong 2 năm!

Các chuyên gia tài chính nhận định, rủi ro trong giao dịch thương mại quốc tế hiện nay không chỉ xuất phát từ các điều khoản thanh toán.

Công ty Jilani International (Pakistan) sau khi nhận một lượng tiền đặt cọc từ một doanh nghiệp Việt Nam để buôn bán nguyên liệu thủy sản, đã “bặt vô âm tín”.  Khi kiểm tra tại ngân hàng thì phát hiện phía đối tác đã cho nhân viên đến rút toàn bộ số tiền đặt cọc! Cuối cùng phát hiện ra đó là công ty “ma”.

Cách đây không lâu, một doanh nghiệp Việt Nam lên mạng tìm mua lô hàng văn phòng phẩm từ một đối tác tại Thái Lan. Nhưng sau khi chuyển 30% khối lượng tiền giao dịch, công ty phía Thái Lan cắt đứt liên lạc. Đó cũng là một đơn vị không có thật!

Gần đây nhất, một số doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản có nguy cơ mất hàng trăm nghìn USD với khách hàng Echopack Inc, đại diện bởi người có tên Jason Brown, địa chỉ tại Quebec, Canada.  

Chắc chắn còn rất nhiều sự việc mà phía bị hại - vì lý do nào đó không muốn công bố cho truyền thông. Cũng vì lý do đó mà nhiều cú lừa không được chuyển đến cơ quan phân xử sở tại.

Lĩnh vực thủy hải sản là bị “dính” nhiều nhất. Theo Hiệp hội Chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), chỉ trong 2 năm 2015-2016, số tiền mà các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản bị mất do không thu hồi được nợ từ các công ty nước ngoài ước khoảng 8 tỷ USD!

Thiếu thông tin và kinh nghiệm giao dịch thương mại xuyên quốc gia là hai nguyên nhân cơ bản

Thiếu thông tin và kinh nghiệm giao dịch thương mại xuyên quốc gia là hai nguyên nhân cơ bản

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do doanh nghiệp thiếu thông tin về đối tác lẫn kinh nghiệm khi giao dịch xuyên quốc gia. Phần nào đó cho thấy khả năng hội nhập chưa thật sự tốt.

Năm 2018, LHQ đã thông qua công ước mới về sử dụng thông tin điện tử trong giao dịch quốc tế. Nhằm loại bỏ các trở ngại đối với việc sử dụng thông tin điện tử trong giao dịch, ký kết hợp đồng thương mại quốc tế, buôn bán quốc tế thông qua công nghệ mới như thư điện tử, trao đổi dữ liệu điện tử và sử dụng mạng Internet.

Có thể bạn quan tâm

  • Doanh nghiệp Việt lạc quan về triển vọng thương mại quốc tế

    Doanh nghiệp Việt lạc quan về triển vọng thương mại quốc tế

    13:41, 01/11/2018

  • Việt Nam lần đầu tiên trúng cử thành viên Ủy ban Luật thương mại quốc tế

    Việt Nam lần đầu tiên trúng cử thành viên Ủy ban Luật thương mại quốc tế

    19:20, 18/12/2018

Trong môi trường kinh tế buộc phải hội nhập, doanh nghiệp nội địa càng có nguy cơ đối mặt với lừa đảo quốc tế. Vậy làm gì để khỏi “mất bò mới lo làm chuồng”?

Vài sự việc nêu trên cho thấy, để sập bẫy một doanh nghiệp “ảo” ở một quốc gia, châu lục khác là do chúng ta thiếu thông tin về đối tác. Đặc biệt khi lý lịch chỉ được cung cấp quan mạng.

Để kiểm chứng đối tác các doanh nghiệp nên kiểm định khả năng tài chính của đối tác thông qua sao kê giao dịch tại ngân hàng. Có thể lựa chọn phương thức thanh toán theo “thư tín dụng quốc tế”.

Có thể cân nhắc việc sử dụng các dịch vụ của ngân hàng như xác nhận thư tín dụng, chiết khấu miễn truy đòi, bao thanh toán xuất khẩu… để có thêm sự đảm bảo cho khả năng đòi tiền từ phía ngân hàng cung cấp dịch vụ.

Về kinh nghiệm, doanh nghiệp có thể áp dụng phương pháp “IOOCAC” trong giao dịch thương mại quốc tế, gồm có sáu bước: “Hỏi hàng - chào bán hàng - đặt mua hàng - hoàn giá - chấp nhận và xác nhận”.

Nên cẩn thận với những đơn hàng “béo bở”, bán giá rẻ hoặc mua giá cao khi tham chiếu với giá bình quân trên thị trường. Về lai lịch đối tác, doanh nghiệp có thể tham khảo tại các Thương vụ của nước ngoài tại Việt Nam, như trường hợp của Hà Lan, họ công bố trang web để truy cập và xác minh trước khi ký kết hợp đồng.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Giao dịch quốc tế: Yếu và thiếu nên mắc lừa!
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO