Đó là chia sẻ của Chủ tịch VCCI - TS Vũ Tiến Lộc tại “Diễn đàn hợp tác kinh doanh Mê Kông - Nhật Bản” diễn ra sáng nay 30/11, tại TP Cần Thơ.
“Qua 5 năm VCCI phối hợp với đối tác và các địa phương tổ chức Chương trinh giao lưu văn hóa Việt Nam-Nhật Bản tại Cần Thơ, chương trình này đã để lại được ấn tượng tốt đẹp cho doanh nghiệp Nhật Bản. Chính vì vậy, quy mô doanh nghiệp tham dự ngày một nhiều hơn. Năm nay, sự kiện này đã thu hút 240 doanh nghiệp Nhật Bản tham dự là một thành công lớn về mặt tổ chức. Gắn kết giao lưu văn hóa để tiến tới hợp tác đầu tư kinh doanh là hướng đi thích hợp nhất”, ông Lộc đánh giá.
Theo Chủ tịch VCCI, ĐBSCL tuy chưa phải là khu vực phát triển năng động nhất nhưng nơi đây có nhiều tiềm năng, là vùng nông nghiệp trọng điểm của Việt Nam. Một điểm cộng cho vùng này là nhiều năm liền dẫn đầu các vùng miền về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), trong đó nổi bật là tính tiên phong, năng động của lãnh đạo địa phương, đây cũng chính là một ưu điểm để nhà đầu tư lựa chọn hợp tác làm ăn. Nơi đây cũng có nhiều trường đại học uy tín, tầm cỡ quốc gia như ĐH Cần Thơ nên có nguồn nhân lực cơ bản đáp ứng yêu cầu.
Bên cạnh đó, ĐBSCL cũng còn nhiều thách thức, trong đó thách thức lớn nhất là vùng chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Tuy nhiên, theo TS Vũ Tiến Lộc, thách thức này cũng sẽ là cơ hội để phát triển dịch vụ sản xuất thông minh, thuận tự nhiên, bền vững, đây là lĩnh vực mà doanh nghiệp Nhật Bản có nhiều kinh nghiệm, cơ hội để hợp tác đầu tư vào Việt Nam.
Đi vào phân tích tiềm năng thế mạnh thu hút đầu tư tại ĐBSCL, Giám đốc VCCI Cần Thơ Nguyễn Phương Lam nhận định, FDI Nhật Bản tại khu vực ĐBSCL chỉ mới chiếm cơ cấu 10% so với tổng dự án FDI vào vùng này nên còn nhiều dư địa để tăng trưởng, nhất là các lĩnh vực logistics, xây dựng, y tế-giáo dục, du lịch, IT, ICT…
Có thể bạn quan tâm
16:00, 18/11/2019
16:58, 24/09/2019
15:15, 28/06/2019
15:15, 27/06/2019
05:52, 30/11/2019
Ông Hirai Shinji, Trưởng cơ quan đại diện Jetro tại TP. Hồ Chí Minh cho biết, từ chỗ chỉ có vài chục doanh nghiệp Nhật Bản đến Việt Nam thì nay đã có trên 1.000 doanh nghiệp Nhật Bản đang đầu tư tại Việt Nam. Nếu như trước đây dòng vốn chủ yếu đầu tư vào lĩnh vực sản xuất (chiếm 43%) thì đến năm 2018 chỉ còn 25% doanh nghiệp đầu tư lĩnh vực này, số còn lại mở rộng đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác, trong đó có lĩnh vực công nghệ cao.
“Việt Nam đang có “sức hút” của nền kinh tế nhiều tiềm năng, mới nổi. Tuy nhiên, muốn hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư thì Việt Nam cần phải đầu tư nhiều hơn cho cơ sở hạ tầng, nhất là đầu tư cảng biển, logistics cho ĐBSCL. Một sản phẩm nông sản dù sản xuất đạt chất lượng tốt nhưng khi đến tay người dùng không còn tươi nguyên thì cũng trở thành sản phẩm kém chất lượng, do vậy rất cần đầu tư hạ tầng để dễ dàng vận chuyển nông sản đến tay người tiêu dùng trong và ngoài lãnh thổ trong thời gian nhanh nhất có thể”, ông Hirai Shinji nhấn mạnh.
Nhân dịp này, Chủ tịch VCCI đã trao kỷ niêm chương vì sự phát triển doanh nghiệp Việt Nam cho Ngài Kwaue Junichi - Tổng lãnh sự Nhật Bản tại TP HCM và ông Đoàn Hữu Đức, Tổng giám đốc Công ty tư vấn VCG; Chủ tịch VCCI cũng trao cúp và UBND TP Cần Thơ trao kỷ niệm chương cho ông Kondo Noboru - TGĐ Tập đoàn Brainworks.
UBND TP Cần Thơ trao giấy Chứng nhận đầu tư cho dự án FDI vốn đăng ký đầu tư 8 triệu USD cho nhà đầu tư Nhật Bản.