Gỡ khó cho doanh nghiệp ngành nhôm bằng bài toán liên kết

Diendandoanhnghiep.vn Doanh nghiệp tập trung ở khâu đầu và khâu cuối, mà để lỡ mất phân khúc ở giữa là luyện nhôm do giá thành sản xuất quá cao. Do đó, việc liên kết và chuỗi giá trị của ngành là hết sức quan trọng.

Đó là quan điểm của ông Chu Thắng Trung - Phó Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại khi hầu hết các doanh nghiệp ngành nhôm mới tập trung ở khâu đầu và khâu cuối, mà để lỡ mất phân khúc ở giữa luyện nhôm do giá thành sản xuất quá cao.

>>> Ngành nhôm Việt Nam đang đối diện với khó khăn kép

Thời gian vừa qua những doanh nghiệp ngành nhôm phải đối diện với những khó khăn chung và những thách thức riêng của ngành, trước tình hình đó các chuyên gia, cơ quan quản lý cũng đã có những đóng góp ý kiến, quan điểm và đưa ra giải pháp hữu hiệu để ngành nhôm vượt qua khó khăn.

Theo đó, trong bối cảnh doanh nghiệp vừa phát triển thị trường trong nước và xuất khẩu, việc chuỗi giá trị thông suốt là vấn đề được đặt ra trong ngành.

Ông Nguyễn Minh Kế, Chủ tịch Hội Nhôm thanh định hình Việt Nam cho biết, hiện trạng ngành nhôm Việt Nam vô cùng khó khăn. Trong đó ông đặc biệt nhấn mạnh: “việc áp thuế chống bán phá giá nhôm định hình xuất xứ từ Trung Quốc đã từng là sự cứu cánh cho các doanh nghiệp ngành nhôm Việt Nam trước bờ vực phá sản, mất đi thị trường trong nước”. Tuy nhiên, Quyết định áp thuế chống bán phá giá sẽ hết hiệu lực từ tháng 10/2024, thời hạn nộp hồ sơ rà soát cuối kỳ đến tháng 9/2023.

Ông Nguyễn Minh Kế, Chủ tịch Hội Nhôm thanh định hình Việt Nam

Ông Nguyễn Minh Kế, Chủ tịch Hội Nhôm thanh định hình Việt Nam

Ông Kế đề nghị, các nhà sản xuất cần xem xét lại tình hình hiện nay và thống nhất quan điểm với Hội để đề nghị Bộ Công Thương gia hạn Quyết định thêm 5 năm.

Trước ý kiến của Hội Nhôm thanh định hình Việt Nam, đại diện Bộ Công thương - ông Chu Thắng Trung cho biết: theo quy định của pháp luật, mỗi biện pháp phòng vệ thương mại được duy trì 5 năm. Sau thời gian này, chúng ta sẽ phải xem xét, rà soát xem có tiếp tục gia hạn hay không. Trước thời hạn đó 1 năm, ngành sản xuất trong nước phải có đề xuất lên cơ quan chức năng yêu cầu rà soát lại và duy trì có hiệu quả biện pháp phòng vệ thương mại. Cơ quan chức năng sẽ tiếp nhận hồ sơ, rà soát, đánh giá theo đúng quy định, khoảng thời gian này cũng phải mất ít nhất 1 năm, khi đó mới có thể đưa quyết định và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét việc sẽ tiếp tục ra hạn biện pháp chống bán giá hay không.

>>> Doanh nghiệp ngành nhôm khó tiếp cận gói hỗ trợ dịch COVID-19

Tuy vậy ông Thắng cũng thông tin thêm: "Việc gia hạn và mức thuế chống bán phá giá chúng ta không thể quyết định một cách tùy tiện mà phải dựa vào dữ liệu, kết quả điều tra của cơ quan chức năng và thông tin từ các doanh nghiệp ngành nhôm cung cấp".

Nhận định về ngành nhôm, bà Phạm Châu Giang - Chuyên gia cao cấp Quỹ VinaCapital cho rằng ngành nhôm vẫn còn dư địa phát triển. Tuy vậy cũng vẫn còn những điểm yếu.

 Phạm Châu Giang - Chuyên gia cao cấp Quỹ VinaCapital cho rằng ngành nhôm vẫn còn dư địa phát triển

"Ngành nhôm Việt Nam vẫn còn nhiều dư địa để phát triển"

Theo bà Phạm Châu Giang, sản phẩm nhôm của Việt Nam khá giống nhau và tập trung chủ yếu vào sản phẩm nhôm thanh định hình, vì vậy, các doanh nghiệp ngành nhôm chủ yếu cạnh tranh về giá. Chính vì vậy, vấn đề đa dạng hóa sản phẩm là điều cần đặt ra lúc này.

Chuyên gia cao cấp Quỹ VinaCapital cũng cho rằng một lợi thế khác của doanh nghiệp ngành nhôm Việt Nam đó là số lượng doanh nghiệp FDI tham gia mảng ngành hàng này còn hạn chế. Vì vậy, các doanh nghiệp trong nước có thể liên kết để cùng nhau sản xuất, chinh phục thị trường trong nước và xuất khẩu.

Bàn về câu chuyện này, PGS. TS. Trần Đình Thiên - Chuyên gia kinh tế, nguyên Viện trưởng - Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Ủy viên Hội đồng tư vấn tài chính tiền tệ Quốc gia cũng khuyến nghị: "Doanh nghiệp Việt Nam vẫn đang yếu, hiệp lực với nhau là vấn đề sống còn, ngành nhôm Việt Nam cũng vậy".

Việt Nam là thị trường xây dựng tăng trưởng thứ 4 của khu vực châu Á. Với các mục tiêu lớn về cơ sở hạ tầng, nhà ở thì đây chính là động lực phát triển của ngành trong giai đoạn tiếp theo. Bên cạnh đó, Việt Nam có lợi thế về nguồn nguyên liệu. Các chuyên gia cho rằng, bên cạnh sự đồng hành, hỗ trợ từ phía cơ quan chức năng thì vai trò của doanh nghiệp trong việc chọn sân chơi, lối chơi và nguồn lực của chính doanh nghiệp là hết sức quan trọng.

Từ khóa
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Gỡ khó cho doanh nghiệp ngành nhôm bằng bài toán liên kết tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714400052 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714400052 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10