Gỡ khó cho ngành Thép: Cần thiết áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại

Bài: GIA NGUYỄN - Ảnh: QUỐC TUẤN 13/07/2024 04:00

Trước hàng loạt các khó khăn hiện hữu bủa vây, để hỗ trợ ngành thép phục hồi và phát triển, theo các chuyên gia, cần thiết áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại...

>> "Gỡ khó" cho doanh nghiệp ngành thép trước nguy cơ mất thị trường nội địa

Những năm qua, ngành thép luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm, xác định đây là một trong những ngành công nghiệp nền tảng quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Với sự quan tâm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và sự chủ động, nỗ lực của các doanh nghiệp, ngành thép đã đạt những kết quả tích cực, là một trong những ngành công nghiệp tăng trưởng nhanh.

Nhận được sự quan tâm, sản xuất thép thô, thép xây dựng, thép cán nguội đã cơ bản đáp ứng nhu cầu trong nước, trong đó sản xuất thép thô của Việt Nam hiện đứng vị trí thứ 13 thế giới và đứng đầu khu vực ASEAN - Ảnh minh họa

Nhận được sự quan tâm, sản xuất thép thô, thép xây dựng, thép cán nguội đã cơ bản đáp ứng nhu cầu trong nước, trong đó sản xuất thép thô của Việt Nam hiện đứng vị trí thứ 13 thế giới và đứng đầu khu vực ASEAN - Ảnh minh họa

Theo đó, sản xuất thép thô, thép xây dựng, thép cán nguội đã cơ bản đáp ứng nhu cầu trong nước, trong đó sản xuất thép thô của Việt Nam hiện đứng vị trí thứ 13 thế giới và đứng đầu khu vực ASEAN. Hiện nay, Việt Nam đã phát triển được công nghệ sản xuất lò cao luyện gang với dung tích lớn hơn 2.000m3 với các sản phẩm chất lượng cạnh tranh được với các sản phẩm thép từ Trung Quốc.

Đồng thời, các doanh nghiệp trong nước tham gia sản xuất, kinh doanh và có nhiều đóng góp cho sự phát triển của ngành thép, một số doanh nghiệp trong nước ứng dụng công nghệ hiện đại phát triển sản xuất và xuất khẩu giá trị cao. Trong bối cảnh phải cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp trong nước vẫn tiếp tục chiếm ưu thế trong sản xuất thép hình với trên 60% tổng sản lượng sản xuất trong nước và trên 70% thép hợp kim.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, ngành thép vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, nhất là trong bối cảnh sức ép cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt, cùng với đó các nước cũng ngày càng gia tăng các biện pháp phòng vệ thương mại và áp dụng nhiều rào cản, tiêu chuẩn khắt khe mới về môi trường, lao động.

>>Hòa Phát cho ra lò 10 triệu tấn thép cuộn cán nóng

Để bảo vệ ngành thép trước những khó khăn, chuyên gia cho rằng, cần thiết áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại - Ảnh minh họa

Để bảo vệ ngành thép trước những khó khăn, chuyên gia cho rằng, cần thiết áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại - Ảnh minh họa

Thực tế cho thấy, thép là một trong những mặt hàng bị điều tra phòng vệ thương mại nhiều nhất trên thế giới. Tính đến hết tháng 5/2024, trong tổng số 252 vụ việc nước ngoài điều tra phòng vệ thương mại với Việt Nam có khoảng 30% vụ việc liên quan các sản phẩm thép. Các sản phẩm thép bị điều tra khá đa dạng, gồm thép mạ, thép không gỉ cán nguội, thép phủ màu, ống thép, mắc áo bằng thép, đinh thép,… những vụ kiện này hầu hết xảy ra ở các thị trường xuất khẩu thép chủ lực của Việt Nam như: Hoa Kỳ, EU, Úc, Malaysia, Indonesia,…

Nhìn nhận về thực tế đã nêu, ông Phạm Công Thảo – Phó chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho rằng, ngành thép là ngành đầu tiên áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại, việc phòng vệ này xuất phát từ áp lực quá lớn trong việc nhập khẩu. Thời gian qua, Việt Nam cũng đã có một số biện pháp phòng vệ thương mại như: phôi thép, thép xây dựng, thép không gỉ, tôn mạ màu… gần đây, các doanh nghiệp cũng đặt vấn đề cần áp dụng phòng vệ thương mại với một số sản phẩm mới và tiếp tục duy trì phòng vệ thương mại đối với một số sản phẩm như thép không gỉ.

“Để bảo vệ sản xuất trong nước, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại là tốt trong những trường hợp cụ thể. VSA khuyến khích áp dụng phòng vệ thương mại đối với các sản phẩm thép trong nước sản xuất đã áp ứng được hoàn toàn nhu cầu nội địa”, ông Thảo kiến nghị

Đồng thời cho rằng, WTO có công cụ để hạn chế tình trạng cạnh tranh không lành mạnh như bán phá giá trên thị trường hay thép nhập khẩu làm ảnh hưởng và tổn hại đến ngành công nghiệp thép trong nước. Công nghiệp sản xuất thép của Việt Nam còn khá trẻ, do vậy năng lực cạnh tranh còn hạn chế. Khi mà thép nhập khẩu tràn vào bán phá giá trên thị trường thì sẽ làm tổn hại đến ngành công nghiệp sản xuất thép Việt Nam, kìm hãm sự phát triển của ngành thép.

Còn theo TS. Nguyễn Thị Thu Trang - Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), các biện pháp phòng vệ thương mại, đặc biệt là chống bán phá giá là công cụ hợp pháp để ngành sản xuất nội địa, cụ thể là sản xuất thép, có thể sử dụng để bảo vệ những quyền lợi hợp pháp của mình trước hành vi cạnh tranh không lành mạnh ví dụ như bán phá giá hay bán những sản phẩm được trợ cấp bởi Chính phủ của nước xuất khẩu vào Việt Nam.

Bà Trang cho rằng, về lâu dài, việc Nhà nước có thể làm để hỗ trợ là thiết kế một khung khổ pháp lý và tổ chức một bộ máy thực thi công cụ phòng vệ thương mại một cách hợp lý, chặt chẽ, minh bạch, phù hợp với WTO để làm sao các doanh nghiệp sản xuất nội địa có thể sử dụng một cách thuận lợi, hiệu quả, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo quy định.

Trước những khó khăn của ngành thép hiện nay, nhiều ý kiến cũng cho hay, trong công nghiệp sản xuất thép, Việt Nam đi sau, luôn thua thiệt so với các cường quốc sản xuất thép. Vì vậy, Chính phủ cần có sự ứng phó tích cực, kịp thời và hài hòa lợi ích để bảo vệ nền sản xuất thép vốn được coi là ngành công nghiệp cơ bản để Việt Nam có một thị trường sản xuất và tiêu thụ thép phát triển bền vững, lành mạnh.

Trong đó, cần chỉ đạo các cơ quan liên quan tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn quản lý kỹ thuật, quản lý chất lượng, hàng rào kỹ thuật nhằm ngăn ngừa các sản phẩm thép không đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn và môi trường tràn vào thị trường Việt Nam. Bộ Công Thương kịp thời áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại (biện pháp tự vệ, chống bán phá giá, chống trợ cấp, lẩn tránh thương mại) nhằm ngăn ngừa hành vi cạnh tranh không lành mạnh, bảo vệ sản xuất trong nước.

Có thể bạn quan tâm

  • Ngành thép Việt “đỏ mắt” chờ một “sân chơi” bình đẳng

    Ngành thép Việt “đỏ mắt” chờ một “sân chơi” bình đẳng

    03:40, 06/07/2024

  • Vực dậy ngành thép cần đồng bộ nhiều giải pháp

    Vực dậy ngành thép cần đồng bộ nhiều giải pháp

    01:00, 01/07/2024

  • "Gỡ khó" cho doanh nghiệp ngành thép trước nguy cơ mất thị trường nội địa

    15:51, 16/06/2024

  • Ngành thép vẫn đối mặt với rủi ro cạnh tranh từ thị trường thép Trung Quốc

    Ngành thép vẫn đối mặt với rủi ro cạnh tranh từ thị trường thép Trung Quốc

    04:30, 19/05/2024

  • Ngành thép Việt Nam: Bước tiến vượt bậc

    Ngành thép Việt Nam: Bước tiến vượt bậc

    08:12, 17/05/2024

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Gỡ khó cho ngành Thép: Cần thiết áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO