Gỡ vướng đấu thấu thuốc

Diendandoanhnghiep.vn Các khái niệm theo Luật Ngân sách, Luật Quản lý và sử dụng tài sản công và Luật Đấu thầu chưa thống nhất như dự toán chi, dự toán mua sắm, thẩm quyền... Điều này dẫn tới việc gặp khó khi áp dụng…

Đó là chia sẻ của Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn xung quanh việc góp ý kiến vào dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi). Theo ông Thuấn, sửa đổi Luật lần này quy định cân đối nguồn thu dịch vụ, nguồn thu từ hiệu thuốc, vaccine dịch vụ không do nhà nước chi trả, BHYT thanh toán… lý do liên quan đến tự chủ của các đơn vị.

>>“Trị bệnh” loạn giá trong đấu thầu thuốc, vật tư y tế

hihhi

Cần sớm gỡ vướng mắc trong đấu thầu thuốc. Ảnh minh họa

Theo đó, tại phiên họp Chuyên đề pháp luật tháng 9/2022 mới đây của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để cho ý kiến về dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi), Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn đã báo cáo một số khó khăn, vướng mắc của ngành y tế trong đấu thầu thuốc, trang thiết bị y tế cũng như tham gia ý kiến vào dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi).

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết, Luật Đấu thầu hiện tại có nhiều khó khăn, vướng mắc. Trong đó, Luật có quy định việc mua sắm, đấu thầu trong trường hợp đặc biệt, cấp bách nhưng chưa quy định cụ thể. Bên cạnh đó, Luật chưa có quy định việc mua sắm thông qua các tổ chức quốc tế với thuốc, vaccine, trang thiết bị, vật tư y tế; Trong lĩnh vực y tế, các gói thầu có quy mô nhỏ như xử lý nước thải y tế, nguy hại, mua thuốc vật chất, vật tư y tế… không thể xác định trước được số lượng do hoàn toàn phụ thuộc vào tình hình thực tế, số bệnh nhân đến khám. Chính vì vậy không thể áp dụng hợp đồng trọn gói.

Cùng đó, Thứ trưởng Trần Văn Thuấn cũng nhấn mạnh, hệ thống văn bản hướng dẫn về mua sắm thường xuyên chưa được ban hành đầy đủ. Các khái niệm theo Luật Ngân sách, Luật Quản lý và sử dụng tài sản công và Luật Đấu thầu chưa thống nhất như dự toán chi, dự toán mua sắm, thẩm quyền... Điều này dẫn tới việc áp dụng, vận dụng gặp nhiều khó khăn…

Ông Thuấn cũng cho rằng, sửa đổi Luật lần này quy định cân đối nguồn thu dịch vụ, nguồn thu từ hiệu thuốc, vaccine dịch vụ không do nhà nước chi trả, BHYT thanh toán… lý do liên quan đến tự chủ của các đơn vị.

Cũng tại phiên họp này, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh nêu thực tế, thời gian qua việc đấu thầu tập trung thuốc, trang thiết bị y tế đang gặp rất nhiều khó khăn, Ban soạn thảo cần phối hợp với Bộ Y tế và các cơ quan liên quan làm rõ trong quá trình tổ chức thực hiện đấu thầu thuốc, trang thiết bị y tế tập trung thời gian qua có những vấn đề gì khiến việc tổ chức thực hiện khó khăn, Thủ tướng đã chỉ đạo quyết liệt nhưng tình trạng khan hiếm thuốc vẫn diễn ra. Làm rõ nguyên nhân thì mới có cơ sở khắc phục trong dự thảo Luật.

>>Nhiều vướng mắc liên quan đến đấu thầu thuốc và vật tư y tế

Tại cấp cơ sở, xung quanh vấn đề này, thông tin từ Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết, Sở này vừa có tờ trình gửi UBND thành phố về việc mở rộng danh mục thuốc đấu thầu tập trung cấp địa phương; trong đó, kiến nghị mở rộng thêm 308 loại thuốc cho tuyến y tế cơ sở, đặc biệt là các trạm y tế.

Theo Sở Y tế TPHCM, hiện thành phố đang tập trung nâng cao năng lực y tế cơ sở. Tuy nhiên, thực tế các trạm y tế không có đủ các loại thuốc thông thường và cần thiết cho công tác khám, chữa các bệnh phổ biến cho người dân cư trú trên địa bàn, nhất là các thuốc điều trị các bệnh không lây nhiễm như: Tăng huyết áp, đái tháo đường, hen phế quản... Đây chính là nguyên nhân khiến người dân chưa hài lòng khi đến khám, chữa bệnh ban đầu tại trạm y tế. Hầu hết thuốc sử dụng tại trạm y tế do trung tâm y tế hoặc bệnh viện quận, huyện trên địa bàn thực hiện đấu thầu mua sắm đối với 324 hoạt chất được Bộ Y tế quy định thuộc danh mục thuốc được Quỹ Bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả tại trạm y tế. Tuy nhiên, do nhân lực của trung tâm y tế thực hiện đấu thầu mua sắm thuốc vừa thiếu về số lượng lại vừa thiếu tính chuyên nghiệp; đồng thời do nhu cầu sử dụng thuốc của từng trung tâm y tế rất thấp nên có ít nhà thầu tham gia cung ứng.

Bên cạnh đó, danh mục thuốc theo phân tuyến kỹ thuật được Quỹ BHYT chi trả tại trạm y tế chưa đáp ứng được nhu cầu điều trị các bệnh không lây nhiễm. Hiện mới chỉ có 324 loại thuốc được Quỹ BHYT chi trả tại trạm y tế; trong đó, danh mục thuốc cho các bệnh mạn tính không lây có khoảng 50 loại. So với danh mục thuốc tại bệnh viện tuyến huyện, trạm y tế đang thiếu nhiều loại thuốc; trong đó, có 41 loại thuốc được Hội đồng chuyên môn Sở Y tế đánh giá là rất cần thiết.

Trước thực trạng trên, Sở Y tế trình UBND TPHCM chấp thuận cho mở rộng danh mục thuốc đấu thầu tập trung cấp địa phương nhằm cung ứng đủ thuốc cho tuyến y tế cơ sở, đặc biệt là các trạm y tế. Số thuốc dự kiến mở rộng bao gồm 308 thuốc (không bao gồm 129 thuốc đấu thầu tập trung cấp địa phương theo quy định tại Thông tư 15 năm 2020 của Bộ Y tế về ban hành danh mục đấu thầu, danh mục đấu thầu tập trung, danh mục thuốc được áp dụng hình thức đàm phán giá)…

Sở Y tế kiến nghị, giao Bệnh viện Hùng Vương thực hiện gói đấu thầu tập trung cấp địa phương mở rộng, dự kiến triển khai vào quý 1/2023. Trước đó, đơn vị này cũng được UBND TPHCM chọn thực hiện nhiệm vụ làm đơn vị mua sắm tập trung cấp địa phương cho 129 loại thuốc. Bên cạnh đó, Sở cũng trình UBND thành phố có văn bản đề nghị Bộ Y tế cho phép TPHCM triển khai thí điểm mở rộng danh mục thuốc tại trạm y tế được BHYT thanh toán với 41 loại thuốc thuộc danh mục thuốc của bệnh viện hạng III, IV dùng trong điều trị ngoại trú các bệnh không lây nhiễm.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Gỡ vướng đấu thấu thuốc tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714115034 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714115034 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10