Góc khuất bất động sản hàng hiệu

Diendandoanhnghiep.vn Thị phần “bất động sản hàng hiệu” không lớn như nhà đầu tư kỳ vọng, đây không phải là “sân chơi” dành cho các doanh nghiệp bất động sản hoặc nhà đầu tư “tay mơ”.

Thời gian qua, bất động sản hàng hiệu tại TP HCM với “mác” thương hiệu bất động sản nổi tiếng thế giới và giá bán cũng “cực đỉnh” lên đến trên dưới 500 triệu đồng/m2 đã gây xôn xao dư luận. 
khi Masterise Homes bắt tay hợp tác với Marriott International trong kế hoạch xây dựng dòng sản phẩm Branded Residences – “Bất động sản có thương hiệu” tại Grand Marina Saigon, dự án đã thu hút rộng rãi sự quan tâm của giới đầu tư cũng như khác hàng mua ở.

Masterise Homes bắt tay với Marriott International xây dựng dòng sản phẩm bất động sản thương hiệu tại dự án Grand Marina Saigon

Thực chất, đây cũng là nhu cầu có thực mới phát sinh trong giới “rất giàu”, “siêu giàu" do nền kinh tế nước ta phát triển mạnh mẽ và hình thành nên “tầng lớp nhà giàu mới”.

Khi mua “bất động sản hàng hiệu” hình thành trong tương lai, khách hàng đã đặt niềm tin vào đẳng cấp của sản phẩm. Trước hết là tin vào uy tín của đơn vị sở hữu thương hiệu toàn cầu của “bất động sản hàng hiệu” (phía nước ngoài), kế đến là uy tín thương hiệu của chủ đầu tư dự án (phía trong nước).

Tuy nhiên, có một số vấn đề cần được giải đáp thỏa đáng là khách hàng bỏ tiền mua “bất động sản hàng hiệu” với giá “khủng” thì liệu đã “đúng với giá trị thật của căn hộ” theo nguyên tắc “tiền nào của nấy”, có thực sự “đáng đồng tiền bát gạo”.

Người mua loại hình bất động sản này cần lưu ý. Thứ nhất, để được công nhận là dự án “bất động sản hàng hiệu” thì phải đạt tiêu chuẩn của đơn vị quản lý thương hiệu “bất động sản hàng hiệu”. 

Để được sử dụng tên của “bất động sản hàng hiệu” thì chủ đầu tư dự án phải trả chi phí không hề nhỏ cho đơn vị quản lý thương hiệu. Chi phí này chắc chắn được “tính đủ” trong giá bán nhà mà người mua nhà phải thanh toán chi phí “mượn” tên này, kể cả chi phí quảng bá sản phẩm ở trong nước và ở nước ngoài đều được “tính đủ” vào giá bán nhà.

Thứ hai, về thời hạn được sử dụng tên thương hiệu của “bất động sản hàng hiệu”, thì có hai trường hợp xảy ra. Trong đó, nếu do chính chủ sở hữu thương hiệu “bất động sản hàng hiệu” là chủ đầu tư phát triển dự án thì tên thương hiệu “bất động sản hàng hiệu” được sử dụng ổn định lâu dài theo dự án.

Nhưng, đối với dự án “bất động sản hàng hiệu” ở nước ta được chuyển nhượng quyền sử dụng tên thương hiệu “bất động sản hàng hiệu”, thì thời hạn sử dụng tên thương hiệu phải theo giao kết của Hợp đồng, ví dụ trong 10 năm, 15 năm... Sau thời hạn thỏa thuận trong Hợp đồng thì không còn được phép sử dụng tên thương hiệu “bất động sản hàng hiệu” này nữa. 

Căn hộ hàng hiệu có thị phần không lớn như nhà đầu tư kỳ vọng.

Thứ ba, về chi phí quản lý vận hành dự án “bất động sản hàng hiệu”, chủ sở hữu nhà chung cư chính là người thanh toán chi phí này, kể cả chi phí quản lý vận hành toà nhà trong giai đoạn trước khi thành lập Ban quản trị nhà chung cư do chủ đầu tư dự án chi trả trước đó. Nếu chủ sở hữu “bất động sản hàng hiệu” không thuê đơn vị quản lý vận hành đạt “chuẩn” của đơn vị quản lý tên thương hiệu “bất động sản hàng hiệu”, không đảm bảo chất lượng công tác quản lý vận hành, thì toà nhà có “nguy cơ” không được tiếp tục sử dụng tên thương hiệu “bất động sản hàng hiệu” nữa.

Thứ tư, về phương thức bán hàng, thường thì chủ đầu tư dự án “bất động sản hàng hiệu” sẵn sàng chi đậm cho công tác quảng bá sản phẩm và thực hiện phương thức ra hàng “nhỏ giọt”, chia nhỏ “rổ hàng” để tạo sự “khan hiếm” và kích thích tâm lý “bạn là một trong số ít người đầu tiên” sở hữu “bất động sản hàng hiệu” của dự án.

Thứ năm, dự án “bất động sản hàng hiệu” chỉ giải quyết nhu cầu “nhà hàng hiệu” cho giới nhà giàu “rất giàu”, “siêu giàu” và cho các lãnh đạo tập đoàn nước ngoài cần lưu trú. Tuy nhiên, nếu so sánh với Hoa Kỳ có 1% dân số là người “rất giàu”, “siêu giàu”, thì có lẽ ở nước ta tỷ lệ này rất rất thấp, có thể thấp hơn hàng trăm lần so với Hoa Kỳ.

Bên cạnh đó, việc mua để cho thuê lại “bất động sản hàng hiệu” cũng không phải dễ dàng vì rất kén chọn khách hàng. Nên thị phần “bất động sản hàng hiệu” không lớn như nhà đầu tư kỳ vọng. Đây không phải là “sân chơi” dành cho các doanh nghiệp bất động sản, hoặc nhà đầu tư “tay mơ”.

Thứ sáu, nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ các thông tin của dự án “bất động sản hàng hiệu” và nhất là nghiên cứu kỹ nội dung Hợp đồng để tránh bị nhầm lẫn.

Ngoài ra, các chủ đầu tư dự án “bất động sản hàng hiệu” luôn thể hiện uy tín thương hiệu, cung cấp đầy đủ thông tin dự án, căn hộ, giải thích cặn kẽ “Hợp đồng mua bán nhà” cho khách hàng và luôn chăm sóc chu đáo khách hàng của mình, để thực sự mang đến luồng gió mới “bất động sản hàng hiệu” tại nước ta.

Diễn đàn Doanh nghiệp sẽ tiếp tục thông tin.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Góc khuất bất động sản hàng hiệu tại chuyên mục Bất động sản của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711728034 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711728034 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10