Gói hỗ trợ làm sao trúng và đúng: “Chúng tôi cần tiêu chí cụ thể”

Thạc sỹ NGUYỄN HOÀNG DŨNG - Giám đốc R&D Viện Kinh tế và Quản lý TP.HCM 31/07/2021 04:50

Chính phủ khi ban hành các gói hỗ trợ, nên đi từ vấn đề thực tiễn của doanh nghiệp, cụ thể họ muốn gì, cần gì để Chính phủ có thể đáp ứng, giúp đỡ.

LTS: NHNN vừa có Thông tư triển khai gói tái cấp vốn 7.500 tỷ đồng cho Ngân hàng Chính sách xã hội để người sử dụng lao động được vay trả lương người lao động ngừng việc do ảnh hưởng bởi COVID-19. Vậy làm thế nào để gói hỗ trợ này đến tận tay doanh nghiệp?

 Theo báo cáo giám sát của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, cả nước đã hỗ trợ 168.800 tỷ đồng với các đối tượng.p/(Cán bộ quận Bình Tân (TP Hồ Chí Minh) trao tiền hỗ trợ cho người bán vé số trong đợt dịch COVID-19 năm 2020. Ảnh: PLO)

Theo báo cáo giám sát của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, cả nước đã hỗ trợ 168.800 tỷ đồng với các đối tượng. (Cán bộ quận Bình Tân -TP Hồ Chí Minh trao tiền hỗ trợ cho người bán vé số trong đợt dịch COVID-19 năm 2020. Ảnh: PLO)

Đối với gói hỗ trợ 7.500 tỷ đồng, các doanh nghiệp đều ghi nhận sự thông thoáng trong công tác triển khai và ưu đãi lãi suất 0% khi cho vay. Nhưng có một điểm đó là, chính sách yêu cầu doanh nghiệp có phương án, kế hoạch phục hồi kinh doanh đến thời điểm đề nghị vay vốn. Trong khi, yêu cầu cũng không nêu rõ chỉ tiêu cụ thể như thế nào, kế hoạch phục hồi phải ra sao thì mới được duyệt. Nếu cứ chung chung sẽ rất khó, hoặc thậm chí phải có quan hệ mới được vay. Giả sử các doanh nghiệp bỏ thời gian làm hồ sơ, chuẩn bị thủ tục, cuối cùng không được duyệt thì sẽ gây mất thời gian, nhân lực và các chi phí khác.

Trong bối cảnh hiện nay, sẽ không ai có thể đưa ra được kế hoạch phục hồi cụ thể, khi thị trường đang bị khoanh vùng, các nơi áp dụng Chỉ thị không đồng bộ và diễn biến dịch chưa thể đoán trước.

Mặt khác, gói hỗ trợ 7.500 tỷ đồng này không yêu cầu tài sản bảo đảm, nhưng thực tế, doanh nghiệp không ngại vấn đề đó. Chúng tôi sẵn sàng đưa tài sản vào và chịu trách nhiệm với các khoản vay, nhưng cần tiêu chí cụ thể hơn để có cơ sở lập hồ sơ xin phê duyệt, đồng thời tự có đánh giá sơ bộ, doanh nghiệp mình có đủ tiêu chí hay không.

Ngoài ra, ví dụ về sự thiếu động bộ giữa các Bộ ngành đó là, tại một khu vực bị dừng hoạt động sản xuất kinh doanh, chúng tôi hỏi cơ quan bảo hiểm về việc bị dừng như vậy thì có được miễn giảm tiền bảo hiểm không. Tuy nhiên, cơ quan bảo hiểm trả lời chưa có hướng dẫn cụ thể, cho nên vẫn phải nộp đủ bảo hiểm trong khi công nhân không đi làm.

Đó chính là những hỗ trợ rất thực tiễn mà doanh nghiệp cần được giúp đỡ, thay vì những chính sách trên bàn giấy đưa ra.

Có thể bạn quan tâm

  • [Infographic] Gói hỗ trợ làm sao trúng và đúng: Sẵn sàng giải ngân gói 7.500 tỷ đồng

    [Infographic] Gói hỗ trợ làm sao trúng và đúng: Sẵn sàng giải ngân gói 7.500 tỷ đồng

    17:10, 29/07/2021

  • ĐIỂM BÁO NGÀY 28/07: Gói hỗ trợ làm sao cho trúng và đúng?

    ĐIỂM BÁO NGÀY 28/07: Gói hỗ trợ làm sao cho trúng và đúng?

    06:25, 28/07/2021

  • Gói hỗ trợ làm sao trúng và đúng: “Chúng tôi cần tiêu chí cụ thể”

    Gói hỗ trợ làm sao trúng và đúng: “Chúng tôi cần tiêu chí cụ thể”

    18:40, 27/07/2021

  • Gói hỗ trợ làm sao trúng và đúng: Hóa giải điểm nghẽn

    Gói hỗ trợ làm sao trúng và đúng: Hóa giải điểm nghẽn

    18:35, 27/07/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Gói hỗ trợ làm sao trúng và đúng: “Chúng tôi cần tiêu chí cụ thể”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO