Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng giải ngân “ì ạch” vì đâu?

Diendandoanhnghiep.vn Được cho là chính sách cần thiết để thúc đẩy phát triển các phân khúc nhà ở giá rẻ, thế nhưng, cho đến nay, sau nhiều tháng triển khai, việc giải ngân của gói tín dụng 120.000 tỷ đồng vẫn “ì ạch”…

>> 2 dự án nhà ở xã hội được cấp tín dụng gói 120.000 tỷ đồng

Theo đó, ngày 01/4, Ngân hàng Nhà nước có văn bản triển khai chương trình cho vay nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trong Chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng giai đoạn 2023-2030, nhằm cung cấp vốn tín dụng với lãi suất 8,7% cho chủ đầu tư và lãi suất 8,2% cho người mua nhà. Các mức lãi suất được xác định định kỳ 6 tháng một lần, theo đó mức lãi suất 8,2%/năm, 8,7%/năm áp dụng đến ngày 30/6/2023.

Thế nhưng, thống kê mới đây cho thấy, sau hơn 4 tháng triển khai, số lượng giải ngân từ gói tín dụng này vẫn vô cùng “ì ạch”, cụ thể, đến nay mới có 9 UBND tỉnh gửi văn bản công bố danh mục dự án tham gia Chương trình tới Ngân hàng Nhà nước với 23 dự án và 1 UBND tỉnh công bố trên Cổng thông tin điện tử (Phú Thọ) với 3 dự án, tổng nhu cầu vay vốn của 26 dự án này là khoảng 12.800 tỷ đồng. Tiến độ này được cho còn quá chậm so với kỳ vọng.

Việc giải ngân gói tín dụng 120.000 tỷ đồng vẫn

Việc giải ngân gói tín dụng 120.000 tỷ đồng vẫn "ì ạch", chưa đạt như kỳ vọng - Ảnh minh họa: ITN

Nhìn nhận về thực tế đã nêu, một số ý kiến cho rằng, có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự chậm trễ trong giải ngân của gói tín dụng này như: bố trí quỹ đất; thiếu quy hoạch phát triển nhà ở xã hội ở địa phương; quy trình miễn tiền sử dụng đất cho dự án nhà ở xã hội phức tạp, thời gian kéo dài; thủ tục điều kiện để được mua nhà ở xã hội khó khăn... bên cạnh đó, mức lãi suất đã đề ra cũng được cho là một trong những vướng mắc dẫn đến sự “ì ạch” của gói tín dụng 120.000 tỷ đồng.

Thông tin với cơ quan báo chí, ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh cho rằng, gói tín dụng 120.000 tỷ đồng không phải là gói tín dụng ưu đãi nhà ở xã hội, bởi, nếu là gói tín dụng ưu đãi nhà ở xã hội thì phải đảm bảo 2 tiêu chí.

Thứ nhất, lãi suất thấp dành cho chủ đầu tư và người mua, thuê mua nhà ở xã hội quy định thường bằng 50% mức lãi suất cho vay thương mại, như quy định mức lãi suất ưu đãi hiện nay là 4,8%-5%/năm và mức lãi suất ưu đãi này được xác định hàng năm.

Thứ hai, thời hạn vay ưu đãi dài hạn, như Nghị định 49/2021/NĐ-CP quy định thời hạn vay ưu đãi tối đa 25 năm áp dụng cho cho người mua, thuê mua nhà ở xã hội và 5 năm đối với chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội.

>> Cảnh giác với chiêu trò của “cò” mua nhà ở xã hội

nguyên nhân dẫn đến sự chậm trễ trong giải ngân của gói tín dụng này như: bố trí quỹ đất; thiếu quy hoạch phát triển nhà ở xã hội ở địa phương; quy trình miễn tiền sử dụng đất cho dự án nhà ở xã hội phức tạp, thời gian kéo dài;... - Ảnh minh họa: ITN

Nguyên nhân dẫn đến sự chậm trễ trong giải ngân của gói tín dụng này được cho xuất phát từ các vấn đề như: bố trí quỹ đất; thiếu quy hoạch phát triển nhà ở xã hội ở địa phương; quy trình miễn tiền sử dụng đất cho dự án nhà ở xã hội phức tạp, thời gian kéo dài;... - Ảnh minh họa: ITN

Theo ông Châu, Ngân hàng Nhà nước quy định lãi suất 8,2%/năm áp dụng cho người mua, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhà ở thuộc dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư… vẫn là quá cao so với khả năng tài chính của đối tượng là người có thu nhập thấp.

Dẫn chứng cho thực tế này, ông Châu chia sẻ, chẳng hạn, căn hộ nhà ở xã hội có giá 1 tỷ đồng, thanh toán trước 20% là 200 triệu đồng và được vay 80% là 800 triệu đồng. Với lãi suất 8,2%/năm, chỉ riêng việc trả lãi vay năm đầu tiên người vay phải trả bình quân 5,46 triệu đồng/tháng đồng thời còn phải trả một phần nợ gốc.

Còn với mức lãi suất 8,7%/năm áp dụng cho chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư lại khá phù hợp và có tác động tích cực đối với các chủ đầu tư khi hiện nay, lãi suất vay rất cao, có thể lên đến 12%-13%/năm.  

Còn theo ông Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, với mức lãi suất hiện tại, các doanh nghiệp phát triển nhà ở xã hội cũng chưa mấy mặn mà. Bởi, mỗi dự án cần khoảng 5 năm để hoàn thành, lợi nhuận thu về chỉ ở mức 10% trong khi lãi suất vay ngân hàng đã hơn 8%/năm thì doanh nghiệp rất khó làm.

Để chính sách có thể đi vào thực tiễn, và đạt hiệu quả như kỳ vọng, một số ý kiến cho rằng, cần tiếp tục hạ lãi suất vay, đặc biệt là cho người mua, bởi có làm như vậy mới có thể giải quyết được nhu cầu khó khăn về nhà ở của người dân. Theo đó, mức lãi suất phù hợp nên tối đa bằng mức lãi suất hiện nay huy động của người dân khoảng 6%.

Liên quan đến vấn đề này, TS Cấn Văn Lực - Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV kiêm Giám đốc Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV đề xuất, nên có một quỹ phát triển nhà ở xã hội, trong đó, vốn ngân sách là vốn mồi chủ lực và huy động các nguồn vốn tư nhân khác để cho vay với lãi suất bằng khoảng 50% lãi suất trên thị trường một cách công khai, minh bạch.

Đồng thời, để gói tín dụng 120.000 tỷ đồng thực sự đi vào đời sống, theo TS Cấn Văn Lực, cần có sự sửa đổi các vướng mắc pháp lý, thủ tục đầu tư. Bên cạnh đó, các địa phương cần tập trung bố trí quỹ đất, sớm công bố danh mục các dự án để những đối tượng thụ hưởng có thể tiếp cận vốn vay.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng giải ngân “ì ạch” vì đâu? tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714786249 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714786249 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10