Thương vụ sáp nhập giữa Grab và Gojek vẫn đang trong quá trình cân nhắc. Đã xuất hiện những quan ngại về tác động đến người dùng và tài xế từ thương vụ này.
Hồi đầu tháng 12, "ông lớn" gọi xe công nghệ Grab tuyên bố sẽ mua lại Gojek. Công ty với kỷ lục tăng trưởng mạnh mẽ cùng mức định giá thị trường lên tới 15 tỷ USD này đã gọi vốn thành công vào năm ngoái nhằm tạo bước đệm cho thương vụ thâu tóm lớn. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là người sử dụng dịch vụ và tài xế liệu có "chịu thiệt" sau khi thương vụ này hoàn tất.
Hai "kỳ lân" tỷ USD tham vọng gì khi bắt tay nhau?
Nếu thương vụ M&A thành công, mục tiêu lớn nhất là đưa liên danh Gojek-Grab trở thành một công ty đại chúng.
Bộ máy nhân sự cấp cao dự kiến sẽ như sau: ông Anthony Tan, đồng sáng lập Grab sẽ trở thành Giám đốc điều hành của liên danh sau sáp nhập, đồng thời lãnh đạo của Gojek sẽ điều hành liên danh mới tại Indonesia với thương hiệu Gojek.
Hai thương hiệu có thể sẽ vận hành riêng biệt trong một khoảng thời gian dài. Cả Grab và Gojek đều đang được xem như những "kỳ lân" (start-up có giá trị trên 1 tỷ USD) tại Đông Nam Á. Grab có xuất phát điểm tại Malaysia, trong khi đó Gojek đến từ Indonesia.
Tuy nhiên, các nhà đầu tư lớn, trong đó có Softbank, lại đang hậu thuẫn cho Grab, thúc đẩy Grab và Gojek rời bỏ cuộc chiến thị phần để theo đuổi mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận. Cả hai đều đã cạnh tranh gay gắt với các đối thủ tiềm năng để giành được miếng bánh thị phần.
Thương vụ sáp nhập giữa Grab và Gojek vẫn đang trong quá trình cân nhắc.
Sau khi huy động được khoản vốn lớn chỉ trong vài năm, các công ty cũng cần chuẩn bị cho kế hoạch niêm yết trên thị trường chứng khoán. Grab dự kiến sẽ trả cho Uber 2,26 tỷ USD (3 tỷ đô la Singapore) nếu đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng vào tháng 3/2023 của công ty này thất bại.
Trong vài năm qua, cả Grab và Gojek đều đã mắc kẹt trong một cuộc chiến khốc liệt và tốn kém để giành lấy thị phần ở mảng gọi xe, giao đồ ăn và thanh toán di động. Các nhà đầu tư đang hy vọng sự kết hợp giữa 2 doanh nghiệp này sẽ giúp giảm bớt chi phí cạnh tranh và biến đây trở thành một trong những công ty Internet lớn mạnh nhất khu vực.
Softbank - nhà đầu tư lớn của Grab đã rất thúc đẩy thỏa thuận này, tuy nhiên họ đang cảm thấy thất vọng vì thương vụ tiến triển ở mức khá chậm. Nguyên nhân của điều này là bởi mối quan hệ đối địch và sự xung đột cá tính giữa lãnh đạo 2 doanh nghiệp.
Grab hiện có mặt tại 8 quốc gia và được định giá khoảng 14 tỷ USD. Với Gojek, công ty này được định giá khoảng 10 tỷ USD và đã có mặt tại 5 quốc gia gồm Indonesia, Singapore, Phillipines, Thái Lan và Việt Nam.
Có một thực tế là dịch vụ ví điện tử và sàn TMĐT Shopee (đều của Sea) xuất hiện và tăng trưởng nhanh chóng đã thách thức vị thế GoPay và Ovo (2 công ty được hậu thuẫn bởi Grab). Chính sự nổi lên của Sea với tư cách là một thế lực đáng gờm trên thị trường thương mại điện tử và thanh toán kỹ thuật số đã tạo động lực cho thương vụ sáp nhập giữa Grab và Gojek.
Hãng tin Bloomberg cho biết hai startup lớn đã giải quyết một số bất đồng quan điểm, tuy nhiên một vài chi tiết trong thỏa thuận vẫn cần được thương lượng thêm. Lãnh đạo cấp cao của hai bên cùng ông Masayoshi Son, CEO SoftBank - nhà đầu tư lớn nhất của Grab đang thảo luận các điều khoản cuối cùng. Thỏa thuận này cũng sẽ cần được phê duyệt từ cơ quan quản lý.
Điểm nghẽn lớn nhất trong thương vụ M&A Gojek và Grab
Một trong những điểm nghẽn lớn nhất cản trở thương vụ bắt tay giữa hai công ty công nghệ ở chỗ ông Anthony Tan, CEO Grab mong muốn Gojek vận hành hoạt động kinh doanh ở Indonesia như một công ty con của Grab. Điều này sẽ giúp tổng giám đốc của Grab tránh phải đối mặt với việc bị pha loãng cổ phần. Trong khi đó, cổ đông Gojek đang muốn hai bên sáp nhập hoạt động tại cả khu vực và ông chủ SoftBank cũng đồng quan điểm.
Trong những năm qua, Grab và Gojek rơi vào "cuộc đua đốt tiền" để giành thị phần trên thị trường.
Tập đoàn Softbank, cổ đông chính của Grab muốn thương vụ sáp nhập nhanh chóng hoàn tất trong bối cảnh cả 2 startup đang tiếp tục thua lỗ do cuộc cạnh tranh khốc liệt, cũng như nhu cầu về dịch vụ gọi xe sụt giảm do dịch bệnh.
Việc Grab lỗ triền miên khiến tỷ phú Masayoshi Son và các nhà đầu tư khác lo lắng, đặc biệt sau vụ startup WeWork khủng hoảng và dịch COVID-19 bùng nổ.
Các nhà đầu tư đang nỗ lực thúc đẩy hai bên sáp nhập nhằm hạn chế "cuộc đua đốt tiền" và tạo ra một doanh nghiệp lớn mạnh tại khu vực.
Cổ đông của Gojek mong muốn hai công ty hợp nhất mọi hoạt động ở khắp Đông Nam Á. Tỷ phú Son, nhà đầu tư lớn nhất của Grab, cũng đồng quan điểm với các cổ đông Gojek.
Thị trường chính của cả 2 doanh nghiệp này đều nằm ở các quốc gia tại khu vực Đông Nam Á như Malaysia, Singapore, Việt Nam, Thái Lan, Indonesia,... Mới đây, Gojek vừa tiến hành hợp nhất tất cả ứng dụng tại 5 thị trường của họ thành một nền tảng duy nhất là Gojek app cung cấp các dịch vụ Gojek food, xe ôm công nghệ Gojek. Cùng với điều này, Gojek app đã thay thế GoViet tại thị trường Việt Nam. Trong khi đó , bên cạnh dịch vụ xe công nghệ, Grabmart phát triển khá nhanh tại Việt Nam.
Khởi đầu từ việc cung cấp dịch vụ gọi xe (ô tô, xe máy), tuy vậy cả Grab và Gojek đều có tham vọng phát triển thành một siêu ứng dụng. Việc hợp nhất 2 ứng dụng nếu trở thành sự thật sẽ cung cấp một thị trường khổng lồ để cả 2 hoàn tất tham vọng này.
Điều gì sẽ xảy ra?
Một số cơ quan giám sát cạnh tranh, chẳng hạn như CCCS, có thể sẽ phản đối thương vụ sáp nhập này vì lo ngại rằng các tài xế và người sử dụng dịch vụ gọi xe sẽ chịu thiệt thòi.
Dịch vụ gọi xe đã phát triển mạnh mẽ kể từ năm 2019, sau khi một đạo luật về chống độc quyền và minh bạch hoá giá phí được thông qua. Luật pháp Indonesia quy định, cơ quan cạnh tranh KPPU phải được báo cáo về mọi thương vụ sáp nhập trong vòng 30 ngày. Đặc quyền này không cho phép KPPU ngăn cản quá trình sáp nhập của Grab. Vì vậy, mặc dù đối mặt với sự phản đối từ cơ quan chống độc quyền Singapore, sự kết hợp giữa Grab-Gojek khó có thể bị cản trở về mặt pháp lý tại Indonesia - thị trường quan trọng của Gojek.
Nhiều ý kiến cho rằng thị trường vẫn sẽ tiếp tục chứng kiến sự cạnh tranh giữa hai thương hiệu, ngay cả khi sáp nhập hoàn tất, bởi một công ty có thể là kẻ thống trị tại quốc gia này, nhưng lại mang thế yếu tại quốc gia khác.
Trong khi Grab chiếm thị phần lớn trong lĩnh vực đặt xe và giao đồ ăn tại Singapore, Gojek lại có thị phần nhỏ hơn nhiều. Ngay cả khi việc sáp nhập xảy ra, người tiêu dùng vẫn có nhiều sự lựa chọn trong dịch vụ giao nhanh, ví dụ như ứng dụng foodpanda, deliveryroo hay Ryde.
Bên cạnh việc đảm bảo thương vụ sáp nhập sẽ không ảnh hưởng đến lợi ích người dùng, các nhà đầu tư của Grab và Gojek phải thống nhất các điều khoản sáp nhập. Điều này sẽ gây ra một số tranh cãi, vì hầu hết cổ phần của hai công ty này đều có xu hướng bị định giá quá cao. Tuy nhiên, thoả thuận giữa Grab và Gojek đang dần đi vào ngõ cụt khi phía Grab đã đưa ra yêu cầu rằng nhà sáng lập Anthony Tan sẽ là "CEO trọn đời" của công ty sau sáp nhập.
Mặc dù cả Grab và Gojek đều khởi đầu là các công ty cung cấp dịch vụ gọi xe, nhưng trong tương lai, dịch vụ thanh toán kỹ thuật số và giao đồ ăn có thể sẽ được 2 công ty này ưu tiên.
Thị trường gọi xe đang dần trở nên kém hấp dẫn, đặc biệt là ở Singapore, khi đại dịch COVID-19 khiến mọi người có xu hướng làm việc từ xa thay vì đến công ty. Khi đó, người tiêu dùng sẽ đóng một vai trò quan trọng quyết định khả năng tăng giá trên thị trường gọi xe.
Trong khi đó, tác động của thương vụ này đối với các tài xế hiện vẫn là dấu hỏi. Điều khoản mà các tài xế phải tuân thủ đã thay đổi đáng kể khi các công ty dịch vụ gọi xe tích cực đăng tuyển số lượng lớn tài xế. Việc dịch COVID-19 tấn công Singapore cũng có sức ảnh hướng không hề nhỏ.
Triển vọng tăng trưởng trong hoạt động thanh toán của Grab đang trỗi dậy mạnh mẽ. Để xây dựng vị thế trong lĩnh vực kinh doanh mới, Grab đã xin giấy phép điều hành một ngân hàng số hợp tác cùng Dịch vụ Điện thoại di động Singtel tại Singapore. Sau khi sáp nhập, Grab sẽ được hưởng lợi lớn, thậm chí có thể trở thành kỳ lân đầu tiên của quốc đảo sư tử.
Mới đây nhất, hãng tin Bloomberg dẫn nguồn tin thân cận cho biết Gojek đang trong quá trình đàm phán với công ty dẫn đầu thị trường thương mại điện tử PT Tokopedia về khả năng sáp nhập. Công ty mới ra đời từ sự kết hợp này sẽ sớm IPO tại Mỹ và Indonesia. Vụ M&A này được kỳ vọng sẽ tạo ra 1 gã khổng lồ công nghệ tại Indonesia với tổng giá trị đạt hơn 18 tỷ USD.
Có thể bạn quan tâm