"Điểm nghẽn” đầu tư năng lượng tái tạo (Kỳ V): Cảnh báo chu kỳ “bùng nổ - phá sản” của điện gió

Diendandoanhnghiep.vn Theo đó, GWEC cảnh báo việc giảm giá FIT mạnh, thị trường điện gió Việt Nam có thể phải đối mặt với chu kỳ "bùng nổ-phá sản" như các nước châu Âu, châu Mỹ trước đây.

Hội đồng năng lượng gió toàn cầu (GWEC) nhận định, mức đề xuất giảm 17,4% và 13,6 % đối với điện gió trên bờ và điện gió trên biển là một trong những mức giảm mạnh nhất đối với điện gió trên toàn cầu.

Giai đoạn "phá sản" có thể làm giảm 80%

Theo GWEC, với đề xuất của Bộ Công thương ngày 28/10, các dự án điện gió đưa vào vận hành từ tháng 11/2021 đến tháng 12/2022 sẽ được áp dụng giá FIT là 7,02 UScent/kWh (dự án trên bờ) và 8,47 UScent (dự án trên biển). Tuy nhiên, điều này có thể làm chệch hướng tăng trưởng điện gió dài hạn ở Việt Nam.

Hiện giá mua điện gió trên bờ theo Quyết định 39/2018 của Chính phủ Việt Nam là 8,5 cent/kWh, còn điện gió ngoài khơi là 9,8 cent/kWh đối với các dự án vận hành trước ngày 1.11.2021. 

Hiện giá mua điện gió trên bờ theo Quyết định 39/2018 của Chính phủ Việt Nam là 8,5 cent/kWh, còn điện gió ngoài khơi là 9,8 cent/kWh đối với các dự án vận hành trước ngày 1/11/2021. 

GWEC cho biết, việc giảm nhẹ giá FIT sẽ đảm bảo đủ thời gian để các dự án đi vào hoạt động ổn định, nhưng nếu giảm giá mạnh mà không tính đến các thách thức liên quan, thị trường điện gió Việt Nam có thể phải đối mặt với chu kỳ "bùng nổ-phá sản" như các nước châu Âu, châu Mỹ trước đây.

Hội đồng năng lượng gió toàn cầu lý giải, các nhà đầu tư vốn đã chịu nhiều ảnh hưởng do Covid-19, lại thêm những thách thức chung trong giai đoạn đầu phát triển dự án. Khi giá mua bán điện gió giảm mạnh, các nhà đầu tư sẽ rất khó khăn để cân đối tài chính. Từ đó dẫn đến giai đoạn "phá sản" có thể làm giảm tới 80% việc lắp đặt gió mới vào năm 2023, và tiếp tục giảm 25% mỗi năm sau đó.

Hiện giá mua điện gió trên bờ theo Quyết định 39/2018 của Chính phủ Việt Nam là 8,5 cent/kWh, còn điện gió ngoài khơi là 9,8 cent/kWh đối với các dự án vận hành trước ngày 1/11/2021. 

Trước đó, khi Bộ Công thương đề xuất Chính phủ phương án áp dụng cơ chế giá mua cố định với dự án điện gió theo Quyết định 39/2018 đến hết ngày 31/12/2023, Chính phủ cũng đã có ý kiến về việc gia hạn cơ chế mua điện ưu đãi, tuy nhiên về giá có yêu cầu tính toán lại và đã khiến các doanh nghiệp phấp phỏng không yên.

“Nếu đã tính toán lại thì vẫn có khả năng xem xét giảm giá. Giá điều chỉnh dù ít dù nhiều đều có thể làm thay đổi hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này có thể sẽ phá vỡ toàn bộ hệ thống đầu tư dự án của doanh nghiệp”, ông Hoàng Giang, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV PE Việt Nam phân tích.

Cũng theo ước tính của doanh nghiệp này, mức giá điện gió chỉ cần giảm hơn 10% so với mức giá FIT thì nhà đầu tư sẽ lỗ, dẫn tới hệ lụy đổ vỡ mang tính dây chuyền: dự án dở dang, ngân hàng dừng cho vay vốn và kết cục là phá vỡ quy hoạch phát triển năng lượng của đất nước.

Gia hạn 6 tháng với mức giá FIT hiện tại

Trên cơ sở đó, GWEC đề xuất gia hạn 6 tháng đối với mức giá FIT hiện tại do sự chậm trễ liên quan đến quy hoạch và gián đoạn từ Covid-19. Đồng thời, giảm nhẹ mức giá FIT cho các dự án gió trên bờ và dự án trên biển được đưa vào vận hành từ tháng 5/2022 trở đi

GWEC cũng từng nhiều lần có khuyến cáo về việc các nhà đầu tư quan tâm tới phát triển điện gió ở Việt Nam đang “chậm lại” đáng kể trong năm 2020 do sự không chắc chắn xung quanh khuôn khổ đầu tư.

Nguồn Viện năng lượng.

Nguồn Viện năng lượng.

Trong đó, việc chưa có sự rõ ràng về kế hoạch giá FiT (cơ chế giá khích phát triển các nguồn năng lượng tái tạo) từ năm 2022 trở đi sẽ cản trở sự phát triển của chuỗi cung ứng và gây trở ngại cho việc giảm chi phí tại thị trường điện gió mới hình thành này. Điều này có thể làm chậm mục tiêu của Việt Nam về một tương lai nguồn điện sạch, đáng tin cậy và giá phải chăng.  

Ông Ben Backwell, giám đốc điều hành của GWEC nhận định: “Việt Nam đã được công nhận rộng rãi là quốc gia dẫn đầu khu vực về năng lượng sạch ở Đông Nam Á và thu hút cam kết đầu tư từ một số doanh nghiệp đẳng cấp thế giới trong lĩnh vực này. Chính phủ Việt Nam cần nhanh chóng gia hạn thời gian áp dụng biểu giá FiT, nhằm đảm bảo các khoản đầu tư dài hạn được thực hiện.”

Đồng quan điểm, ông Mark Hutchinson, chủ tịch nhóm công tác khu vực Đông Nam Á thuộc GWEC, Việt Nam đang trên đà đạt lợi thế về quy mô và giảm chi phí trong ngành điện gió. Việc chậm trễ gia hạn biểu giá FIT dễ dẫn tới nguy cơ suy giảm của ngành sau giai đoạn bùng nổ. Về lâu dài, có thể ảnh hưởng tới nỗ lực giảm chi phí nhờ phát triển chuỗi cung ứng nhất quán và có quy mô lớn. 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết "Điểm nghẽn” đầu tư năng lượng tái tạo (Kỳ V): Cảnh báo chu kỳ “bùng nổ - phá sản” của điện gió tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714089109 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714089109 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10