Hà Nội chỉ đích danh 29 dự án vi phạm Luật Đất đai

Diendandoanhnghiep.vn UBND TP Hà Nội vừa có báo cáo về tình hình quản lý các dự án đầu tư vốn ngoài ngân sách sử dụng đất chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai trên địa bàn TP.

Được biết, từ tháng 7/2018 đến nay, Sở TN&MT đã chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành TP và UBND cấp huyện rà soát, đối chiếu và triển khai các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành để thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật đất đai đối với 379 dự án được nhà nước giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; tổ chức sử dụng đất có dấu hiệu vi phạm pháp luật đất đai.

Một dự án khu đô thị bỏ hoang nhiều năm nay tại huyện Mê Linh

Một dự án khu đô thị bỏ hoang nhiều năm nay tại huyện Mê Linh

Điểm tên hàng loạt dự án

Sở TN&MT đã triển khai 5 đoàn hậu kiểm đối với 99 dự án trong việc thực hiện kết luận thanh tra, kiểm tra và chỉ đạo sau thanh tra, kiểm tra của UBND TP. Kết quả cho thấy, 29 dự án (tổng diện tích 1.844,3ha) được kiến nghị trình UBND TP thu hồi đất; bãi bỏ quyết định giao đất, cho thuê đất hoặc chấm dứt dự án đầu tư.

Huyện Thạch Thất đứng đầu khu vực có nhiều dự án bị thu hồi nhất gồm: Dự án Xây dựng khu đô thị Tiến Xuân tại xã Tiến Xuân và Đông Xuân của Công ty TNHH Một thành viên SUDICO Tiến Xuân; dự án xây dựng trường đại học Hòa Bình tại Thạch Thất của Trường Đại học Hòa Bình và dự án khu nhà ở cho cán bộ giáo dục Trường Đại học Hòa Bình tại huyện Thạch Thất; dự án xây dựng khu biệt thự nhà vườn tại xã Tiến Xuân của Công ty cổ phần Đầu tư An Lạc; dự án xây dựng biệt thự nhà vườn tại xã Tiến Xuân của Công ty Xây dựng Trường Giang; dự án nhà máy sản xuất cọc bê tông tại xã Tiến Xuân của Công ty cổ phần Licogi 13 - Nền móng xây dựng; dự án xây dựng trung tâm thương mại dịch vụ tại xã Tiến Xuân của Công ty TNHH Thương mại Tuổi trẻ. 

Ngoài ra còn Dự án biệt thự nhà vườn tại Yên Bình của Công ty CPTM quốc tế Thành Như; dự án mở rộng nhà máy sản xuất tại Thạch Hòa của doanh nghiệp tư nhân Minh Nguyệt; dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu biệt thự Sunny Light tại xã Yên Bình của Công ty CP Ánh Dương; dự án xây dựng nhà vườn tại xã Yên Bình và Tiến Xuân của Công ty CP Xây lắp và Thương mại Hòa Bình.

Huyện Mê Linh có 5 dự án, gồm: Dự án Khu đô thị mới Vinalines tại xã Đại Thịnh, Thanh Lâm, Tráng Việt của Công ty CP bất động sản Vinalines Vĩnh Phúc; dự án Khu đô thị Việt Á tại xã Thanh Lâm của Công ty cổ phần tập đoàn đầu tư thương mại công nghiệp Việt Á; dự án Khu đô thị mới BMC tại xã Đại Thịnh của Công ty Vật liệu xây dựng và lắp ráp thương mại; dự án Khu đô thị mới Prime Group (Khu đô thị sinh thái Đại Thịnh) tại xã Đại Thịnh, Tráng Việt của Công ty Cổ phần Prime Group; dự án trồng hoa, cây xanh cảnh quan, rau sạch kết hợp du lịch sinh thái tại xã Văn Khê, Tráng Việt của Công ty Cổ phần quốc tế Hùng Việt.

Huyện Ba Vì có 2 dự án bị đề nghị thu hồi: Dự án xây dựng nhà máy sản xuất cấu kiện bê tông đúc sẵn tại xã Cam Thượng của Công ty CP bê tông Vạn Trường Thành; dự án Khu du lịch Quốc tế cao cấp Tản Viên tại xã Cẩm Lĩnh, Tản Lĩnh, Thụy An của Công ty cổ phần Kinh doanh dịch vụ cao cấp dầu khí Tản Viên. 

Hai quận Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm có 3 dự án, gồm: Dự án Khu dịch vụ đào tạo nhân sự cấp cao Phú Hòa và văn phòng làm việc tại Mễ Trì của Công ty cổ phần Thương mại dịch vụ và Đầu tư Phú Hòa; dự án đầu tư xây dựng kinh doanh, khai thác chợ lâm sản Thượng Cát tại phường Thượng Cát của Công ty TNHH NN 1 thành viên đầu tư và phát triển nông nghiệp Hà Nội; dự án bãi đỗ xe tĩnh tại khu đất bãi sông Hồng TDP Đông Ngạc 1, phường Đông Ngạc của Công ty CP Xây dựng và Hỗ trợ phát triển vận tải Phúc An. Quận Long Biên có dự án tổ hợp công trình công cộng, chung cư cao tầng tại địa chỉ 162 Nguyễn Văn Cừ của HTX công nghiệp Thăng Long.

Khó thu hồi 

Thực tế cho thấy trên địa bàn Hà Nội đang có hàng trăm dự án "ôm đất" dù đã quá thời hạn triển khai xây dựng tới hàng chục năm vẫn chưa bị thu hồi, con số kiến nghị 29 dự án dường như quá ít ỏi với số lượng dự án “rùa bò” trên thực tế.

Nhiều dự án chậm triển khai tiếp tục được gia hạn không chỉ một lần mà còn nhiều lần. Từ các dự án cao ốc hoen rỉ giữa nội đô, cho đến các siêu đô thị nghìn tỷ để cỏ mọc hoang hóa. Hàng trăm dự án với diện tích đất khổng lồ đang làm xấu bộ mặt đô thị, cản trở quy hoạch và thất thu nguồn lực quốc gia.

Hà Nội nhan nhản các dự án ôm đất vàng bỏ hoang.

Mặc dù Luật Đất đai năm 2013 quy định, đối với một dự án đã được giao đất, sau 24 tháng nếu chủ đầu tư không triển khai thì cơ quan quản lý Nhà nước sẽ thu hồi hoặc phải gia hạn với một số điều kiện kèm theo.

Song, hàng trăm nguyên nhân được các doanh nghiệp, chuyên gia cho biết dẫn đến các dự án chậm triển khai như thay đổi chính sách đất đai; điều chỉnh quy hoạch chung, quy hoạch phân khu; thị trường bất động sản trầm lắng; chủ đầu tư không đủ năng lực tài chính, nợ nghĩa vụ tài chính hoặc tự ý chuyển nhượng dự án, cố ý giữ đất không thực hiện để đầu cơ; quy định không xây dựng nhà cao tầng trong nội đô,…

Giải thích về nguyên nhân dẫn đến chậm trễ thu hồi dự án, đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội (KH&ĐT) cho biết, các dự án chậm triển khai có nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân khách quan chủ yếu do quy hoạch, nếu điều chỉnh quy hoạch thì dự án cũng đều phải điều chỉnh theo.

Vị đại diện cũng cho rằng quy định cho chủ đầu tư 24 tháng để thanh lý tài sản trên đất hoặc bán cho nhà đầu tư khác. Tuy nhiên, cái khó ở đây là luật không hướng dẫn có được triển khai tiếp không hay lập dự án mới, do đó cơ quan chức năng khó lòng thu hồi dự án.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Hà Nội chỉ đích danh 29 dự án vi phạm Luật Đất đai tại chuyên mục Bất động sản của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711632187 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711632187 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10