Hà Nội đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân

Diendandoanhnghiep.vn Hà Nội bảo đảm dự trữ đầy đủ 17 nhóm hàng thiết yếu, đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng của người dân khi dịch COVID-19 bùng phát trở lại. 

Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan khẳng định tại buổi họp triển khai phương án bảo đảm hàng hóa thiết yếu trong dịch COVID-19 do Sở Công Thương Hà Nội tổ chức ngày 18/7.

Hà Nội bảo đảm dự trữ đầy đủ 17 nhóm hàng thiết yếu, đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng của người dân.

Hà Nội bảo đảm dự trữ đầy đủ 17 nhóm hàng thiết yếu, đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng của người dân.

Theo đó, lượng hàng hóa chuẩn bị sẵn sàng phục vụ nhân dân trên địa bàn trong 3 tháng khoảng 194.000 tỷ đồng; lượng hàng hóa dự kiến hỗ trợ cho các tỉnh, thành phố khoảng 21.500 tỷ đồng.

Cụ thể, ngành Công Thương Hà Nội dự trữ 836.000 tấn gạo, 167.346 tấn thịt lợn, thịt trâu bò 48.150 tấn, 55.782 tấn thịt gia cầm, trên 1 triệu quả trứng gia cầm…“Căn cứ theo mức độ lây lan của dịch đã xác định tổng trị giá lượng hàng hóa phục vụ nhân dân tại các khu vực cách ly, phong tỏa theo cấp độ như sau: cấp độ 1 từ 20 ca nhiễm đến dưới 1.000 trường hợp mắc bệnh trở lên là 313,78 tỷ đồng; cấp độ 2 từ 1.000 - 3.000 trường hợp mắc là 1048,71 tỷ đồng; cấp độ 3 từ trên 3.000 đến 30.000 trường hợp mắc là 5359,05 tỷ đồng",  bà Lan nói.

Thực tế tại các hệ thống siêu thị, chợ, cửa hàng tiện lợi trên địa bàn TP Hà Nội chiều 18/7 cho thấy, nguồn cung hàng hóa dồi dào, giá cả ổn định, không có tình trạng găm hàng, tăng giá trục lợi. Các hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi, đẩy mạnh bán hàng qua kênh thương mại điện tử, hotline… giao hàng tại nhà nhằm tạo thuận lợi cho việc mua sắm của người dân.

Nhằm hạn chế hiện tượng lợi dụng COVID-19 để găm hàng tăng giá bất hợp lý, hệ thống siêu thị tại Hà Nội đã chủ động sẵn sàng các phương án dự trữ hàng hóa, với lượng hàng nhu yếu phẩm tăng từ 30-50%, đồng thời cam kết không tăng giá bán thời điểm này.

Theo Tổng Giám đốc Công ty BRG Retail Nguyễn Thái Dũng, doanh nghiệp đã chủ động làm việc với các nhà cung cấp để tăng lượng dự trữ hàng hóa tại từng điểm bán lên khoảng 300% và tăng gấp 10 lần tại kho hàng trung tâm. Trong đó tập trung chủ yếu vào nhóm 13 mặt hàng thiết yếu cần bình ổn giá, bao gồm gạo, thịt gà, trứng gà, thực phẩm chế biến, đồ hộp, thủy hải sản đông lạnh, bún mỳ phở ăn liền, dầu ăn, gia vị, rau củ quả… luôn đáp ứng mọi nhu cầu khách hàng.

hệ thống siêu thị tại Hà Nội đã chủ động sẵn sàng các phương án dự trữ hàng hóa, với lượng hàng nhu yếu phẩm tăng từ 30-50%, đồng thời cam kết không tăng giá bán thời điểm này.

Hệ thống siêu thị tại Hà Nội đã chủ động sẵn sàng các phương án dự trữ hàng hóa, với lượng hàng nhu yếu phẩm tăng từ 30-50%, đồng thời cam kết không tăng giá bán thời điểm này.

Giám đốc miền Bắc hệ thống siêu thị Vinmart Khúc Tiến Hà  thông tin, với hệ thống 800 điểm bán hàng và 51 siêu thị lớn tại Hà Nội, hệ thống Vinmart đang trữ kho tại chỗ bảo đảm phục vụ người dân không để xảy ra tình trạng chống kệ. Vinmart cung đã làm việc với các nhà cung cấp thực phẩm như Masan, Meat Deli đảm bảo cung ứng đủ lượng hàng hóa.

Đại diện Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P khẳng định, đơn vị đã chuẩn bị hàng nghìn tấn nguyên liệu sản xuất lượng hàng hóa lớn để chủ động cung cấp cho hệ thống siêu thị và các điểm bán của thành phố, cụ thể lượng gà khoảng 200 tấn/ngày, lợn khoảng 150 tấn/ngày.

Những ngày gần đây việc lưu thông hàng tiêu dùng thiết yếu tới hệ thống chợ truyền thống, siêu thị khu vực phía Nam gặp nhiều khó khăn đang dấy lên nỗi lo ngại liệu hệ thống bán lẻ Hà Nội có đáp ứng nhu cầu hàng tiêu dùng thiết yếu của người dân?

Theo Chủ tịch Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam (AVR) Vũ Thị Hậu, khi Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội theo quy định tại Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, xe vận tải chuyển hàng hóa từ các địa phương về Hà Nội nếu không được lưu thông thông suốt rất dễ xảy ra tình trạng ách tắc, không đảm bảo cung ứng đủ hàng tiêu dùng thiết yếu.

Trước những khó khăn của doanh nghiệp bán lẻ  trong quá trình vận chuyển hàng hóa tiêu dùng thiết yếu, bà Trần Thị Phương Lan cho biết, Sở Công Thương đã đề xuất UBND TP Hà Nội chấp thuận cho phép 132 xe ô tô, xe sitec của 20 doanh nghiệp được hoạt động 24/7 cung ứng hàng hóa thiết yếu, nhu yếu phẩm phục vụ nhu cầu nhân dân, bình ổn thị trường và công tác phòng, chống dịch COVID-19 và tiếp tục trình thành phố cho phép thống nhất phương án chấp thuận cho xe các tỉnh, thành phố và xe của doanh nghiệp lưu thông 24/7ngày phục vụ vận chuyển hàng hóa phòng chống dịch.

Đồng thời, phối hợp với Sở Giao thông vận tải, Công an thành phố Hà Nội tạo điều kiện cho 495 xe ô tô chở hàng hóa, nông sản, nguyên vật liệu tỉnh Bắc Giang (đã bảo đảm các quy định phòng chống dịch về người, phương tiện, hàng hóa) được phép lưu thông trên địa bàn Hà Nội, qua các chốt, trạm kiểm dịch theo quy định để kịp thời cung cấp hàng hóa phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.

Sở Công Thương khuyến cáo người dân yên tâm không dự trữ hàng hóa, hạn chế tập trung đến các hệ thống phân phối tránh lây nhiễm dịch bệnh.

Sở Công Thương khuyến cáo người dân yên tâm không dự trữ hàng hóa, hạn chế tập trung đến các hệ thống phân phối tránh lây nhiễm dịch bệnh.

Đối với việc lưu thông liên tỉnh, Bộ Giao thông vận tải đã có giấy phép luồng xanh, những doanh nghiệp nào cần cấp luồng xanh gửi ngay về Sở để Sở gửi Bộ Giao thông vận tải để cấp luồng xanh cho hệ thông phân phối đi liên tỉnh nhanh nhất.

“Để chung tay phòng chống dịch COVID-19, cùng với sự vào cuộc của cơ quan chức năng, rất cần sự chung tay của chính người dân, thực hiện nghiêm quy định 5K và không đầu cơ tích trữ hàng hóa gây khan hiếm cục bộ trong thời điểm dịch bệnh”, bà Lan nhấn mạnh.

Được biết, hiện nay trên địa bàn Thành phố có 459 chợ, 28 TTTM, 123. siêu thị, 1.800 cửa hàng tiện ích, 141 chuỗi, 2.382 điểm bán hàng hoá bình ổn giá, hàng chục nghìn cửa hàng tạp hóa… phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân trên địa bàn.Để phục vụ công tác phòng chống dịch COVID-19.

Thành phố đã rà soát bố trí sẵn sàng 1.920 địa điểm tại các quận, huyện đã bố trí làm kho dự trữ hàng, các điểm bán hàng lưu động khi cần thiết. Mặc dù đang phải đối mặt với một khó khăn (nguồn nhân lực, vận chuyển hàng hóa qua địa phận các tỉnh, một số mặt hàng thiết yếu đang phải cung cấp cho các tỉnh phía Nam…), song trong bất kỳ tình huống nào các hàng hóa cũng đảm bảo đáp đầy đủ ứng nhu cầu của nhân dân kể cả khi nhu mua sắm tăng cao, không để xảy ra thiếu hàng; phân bổ lượng hóa đầy đủ trong hệ thống, đổi mới nhiều phương thức phục vụ, đẩy mạnh ứng dụng TMĐT, bán hàng onile… để hạn chế tập trung đông người tại hệ thống phân phối .

Sở Công Thương khuyến cáo người dân yên tâm không dự trữ hàng hóa, hạn chế tập trung đến các hệ thống phân phối tránh lây nhiễm dịch bệnh, Thành phố đảm bảo đầy đủ hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu người dân.

 

Từ khóa
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Hà Nội đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714088136 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714088136 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10