Hà Nội: Diễn biến mới tại dự án Chợ Xuân La "treo" hơn một thập kỷ

LÊ SÁNG 16/12/2021 05:00

Mới đây, UBND TP. Hà Nội đã tổ chức cuộc họp liên ngành để xem xét các vấn đề liên quan đến dự án Chợ Xuân La "ôm đất" hơn một thập kỷ.

>>> Hà Nội: Dự án Chợ Xuân La "ôm đất" hơn một thập kỷ

Chốt phương án trước ngày 20/12

Như Diễn đàn Doanh nghiệp đã thông tin, dự án chợ dân sinh Xuân La (Tây Hồ - Hà Nội) do Công ty CP Xây dựng Sông Hồng làm chủ đầu tư sau hơn 10 năm "treo" hiện đang xin điều chỉnh mục tiêu đầu tư.

Dự án được UBND quận Tây Hồ phê duyệt kết quả đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư tại Quyết định số 1412/QĐ-UBND ngày 04/7/2008. Đến năm 2017, dự án tiếp tục được UBND TP. Hà Nội đồng ý chủ trương điều chỉnh mục tiêu đầu tư thành “Xây dựng Chợ dân sinh”.

Ngày 18/01/2018, Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội đã cấp giấy phép quy hoạch số 387/GPQH cho chủ đầu tư là Công ty Sông Hồng.

Sau hơn một thập kỷ được phê duyệt chủ trương đầu tư, dự án Chợ dân sinh Xuân La vẫn

Sau hơn một thập kỷ được phê duyệt chủ trương đầu tư, dự án Chợ dân sinh Xuân La vẫn "bất động"

Sau bài viết “Dự án Chợ Xuân La "ôm đất" hơn một thập kỷ” được đăng tải, mới đây, ngày 2/12/2021, UBND TP. Hà Nội đã chủ trì họp với các Sở, ngành liên quan nhằm sớm xử lý dứt điểm các khó khăn, vướng mắc, tồn tại của dự án trên.

Theo đó, UBND TP. Hà Nội đã giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp UBND quận Tây Hồ và các Sở gồm Công Thương, Quy hoạch - Kiến trúc, Tài nguyên và Môi trường, Tư pháp, Cục Thuế thành phố Hà Nội rà soát toàn bộ hồ sơ, quá trình triển khai dự án để nghiên cứu phương án cho phép tiếp tục triển khai hoặc dừng thực hiện Dự án.

Có thể bạn quan tâm

  • Hà Nội: Dự án Chợ Xuân La

    Hà Nội: Dự án Chợ Xuân La "ôm đất" hơn một thập kỷ

    03:00, 21/10/2021

  • Vì sao Hà Nội khó thu hồi dự án treo?

    16:00, 10/12/2021

  • Hệ lụy từ dự án treo Đà Nẵng (Bài cuối): Bao giờ dân được an cư?

    04:38, 29/10/2021

Bên cạnh đó, UBND TP. Hà Nội cũng yêu cầu liên ngành làm rõ cơ sở pháp lý, sự phù hợp quy định pháp luật về đầu tư, về đất đai, về đấu thầu và nghĩa vụ tài chính; phân tích các thuận lợi, ưu điểm và khó khăn, nhược điểm của mỗi phương án để thống nhất đề xuất theo đúng quy định pháp luật.

Trường hợp kiến nghị cho phép Dự án tiếp tục triển khai, Chủ đầu tư cần có báo cáo và cam kết đảm bảo về năng lực tài chính và thực hiện nghĩa vụ tài chính nhằm thực hiện Dự án đúng tiến độ. Toàn bộ các nội dung trên sẽ được báo cáo UBND TP. Hà Nội trước ngày 20/12/2021.

Được biết, trước đó, vào cuối tháng 10/2021, chủ đầu tư dự án là Công ty Sông Hồng đã có Văn bản số 143/CT-KD&PTDA đề xuất phương án giữ nguyên quy mô đầu tư của dự án đã được UBND Thành phố cấp Giấy chứng nhận đầu tư số 01121000866 ngày 13/7/2010 (20 tầng nổi, 03 tầng hầm).

Bên cạnh đó, công ty sông Hồng cũng cam kết ngay sau khi được chấp thuận theo quy mô 20 tầng nổi, 03 tầng hầm sẽ hoàn thành nghĩa vụ tài chính của dự án theo quy định gồm: Tiền sử dụng đất theo kết quả trúng đấu giá là 33,04 tỷ đồng và 20,6 tỷ đồng tiền sử dụng đất phải nộp bổ sng do nâng tầng và các khoản phạt nộp chậm của khoản tiền này.

Số phận của dự án Chợ dân sinh Xuân La sẽ được

Số phận của dự án Chợ dân sinh Xuân La sẽ được "chốt" trước ngày 20/12/2021

Kiên quyết thu hồi dự án chậm triển khai

Công tác xử lý các dự án chậm tiến độ nhiều năm là vấn đề đã làm nóng Kỳ họp thứ 3 của HĐND TP Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 diễn ra vừa qua.

Theo đó, Hà Nội hiện có 379 dự án chậm triển khai có kết luận cụ thể, đề xuất xử lý, trong đó có 30 dự án được kiến nghị thu hồi, đến nay đã thu hồi 10 dự án.

Mới đây trả lời chất vấn cử tri, lãnh đạo UBND TP. Hà Nội cho biết, những dự án nào chậm do nhà đầu tư không tích cực hợp tác sẽ kiên quyết thu hồi.

Theo ông Bùi Duy Cường - Giám đốc Sở TN&MT TP. Hà Nội nguyên nhân dẫn đến tình trạng các dự án chậm triển khai là do trong quá trình cấp giấy chứng nhận đầu tư có thay đổi Luật đầu tư. Trên cơ sở đó, TP. Hà Nội đã yêu cầu rà soát lại các trình tự thủ tục pháp lý của các dự án. Trong quá trình tổ chức, việc xử lý vi phạm của các nhà đầu tư như vi phạm công tác PCCC, nghĩa vụ về đất đai, bảo hiểm xã hội, tài chính…

Cũng theo ông Cường, nguyên nhân chủ quan từ phía các chủ đầu tư như nhận thức, ý thức chấp hành Luật Đất đai của các chủ đầu tư hạn chế, nhiều chủ đầu tư không phối hợp địa phương, cố tình chây ì không thực hiện nghĩa vụ tài chính, một số chủ đầu tư sắp hết hạn dự án thì đề nghị điều chỉnh gia hạn, một số sở, ngành thực hiện chưa phối hợp đồng bộ, hiệu quả chưa cao.

Về phương hướng xử lý các dự án chậm tiến độ trên địa bàn Hà Nội trong thời gian tới, Giám đốc Sở TN&MT cho biết bên cạnh việc tiếp tục đề xuất các giải pháp như tháo gỡ khó khăn cho các chủ đầu tư đẩy nhanh hoàn thiện thủ tục thì cũng sẽ kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp cố tình chây ì không thực hiện kết luận thanh tra.

Đáng chú ý, theo Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Trọng Đông hiện thành phố đã giao Sở Tài nguyên và Môi trường lập đoàn thanh tra liên ngành kiểm tra cụ thể các dự án với tinh thần tháo gỡ vướng mắc khó khăn đối với các dự án, quan trọng nhất là đưa đất vào sử dụng. Các dự án nào do nguyên nhân chủ quan của nhà đầu tư không tích cực hợp tác kiên quyết phải thu hồi.

Có thể bạn quan tâm

  • Hà Nội: Dự án Chợ Xuân La

    Hà Nội: Dự án Chợ Xuân La "ôm đất" hơn một thập kỷ

    03:00, 21/10/2021

  • Vì sao Hà Nội khó thu hồi dự án treo?

    Vì sao Hà Nội khó thu hồi dự án treo?

    16:00, 10/12/2021

  • Hệ lụy từ dự án treo Đà Nẵng (Bài cuối): Bao giờ dân được an cư?

    Hệ lụy từ dự án treo Đà Nẵng (Bài cuối): Bao giờ dân được an cư?

    04:38, 29/10/2021

  • Hệ lụy từ dự án treo Đà Nẵng (Bài 2): Dự án mới “vây” dự án treo

    Hệ lụy từ dự án treo Đà Nẵng (Bài 2): Dự án mới “vây” dự án treo

    07:47, 28/10/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Hà Nội: Diễn biến mới tại dự án Chợ Xuân La "treo" hơn một thập kỷ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO