Tỉnh Hải Dương tập trung triển khai đề án mỗi xã phường một sản phẩm (OCOP ) giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030.
Trong những năm gần đây, cùng với Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã và đang được triển khai mạnh mẽ trên địa bàn tỉnh Hải Dương, qua chương trình đã làm thay đổi hình ảnh nông thôn nói riêng và tình hình kinh tế, xã hội, an ninh, chính trị nói chung theo hướng tích cực.
Để tiếp tục triển khai có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020. Tỉnh Hải Dương triển khai xây dựng Đề án "Mỗi xã một sản phẩm tỉnh Hải Dương giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030" (OCOP).
Mục tiêu của đề án là đào tạo, tập huấn cho 100% cán bộ quản lý Đề án và các doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia Đề án; Phát triển thêm ít nhất 10 doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã tham gia OCOP; Triển khai, phát triển tiêu chuẩn hóa ít nhất 30% số sản phẩm, tập trung vào các sản phẩm có thể mạnh của tỉnh, nâng cao chất lượng, đẩy mạnh xúc tiến thương mại cho 20 sản phẩm, xây dựng nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận cho 14 sản phẩm, phát triển ít nhất 3 sản phẩm OCOP đạt hạng 5 sao cấp quốc gia; xây dựng 08 dự án phát triển sản phẩm trọng điểm theo chuỗi giá trị; đầu tư xây dựng 01 trung tâm giới thiệu, quảng bá các sản phẩm OCOP…
Để giúp đề án phát triển tỉnh Hải Dương cũng thành lập Ban chỉ đạo Đề án OCOP. Trong đó, Ban chỉ đạo của tỉnh triển khai thực hiện việc tìm kiếm chuyên gia tư vấn, thực hiện các hoạt động và cân đối huy động các nguồn kinh phí cho Đề án. Điều phối hoạt động của các sở, ngành, đơn vị liên quan tham gia thực hiện Đề án. Tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm cấp tỉnh, lựa chọn sản phẩm dự thi cấp quốc gia.
Bên cạnh đó, tỉnh tổ chức nhiều hoạt động cho đề án phát triển. Gần đây nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với UBND tỉnh Hải Dương tổ chức Hội chợ làng nghề lần thứ 15 và sản phẩm OCOP Việt Nam năm 2019. Đây là cơ hội để giới thiệu tiềm năng thế mạnh các sản phẩm nông nghiệp và sản phẩm OCOP của tỉnh Hải Dương nói riêng và tỉnh thành khác trong cả nước nói chung. Từ đó, xây dựng và quản lý có hiệu quả nhãn hiệu OCOP trở thành thương hiệu mạnh của tỉnh Hải Dương trên phạm vi cả nước và dần từng bước trên thị trường quốc tế.
Hội chợ có sự tham gia của 120 gian hàng của các tổ chức, đơn vị đến từ hơn 20 tỉnh thành trong cả nước, trong đó có các đơn vị làng nghề, phố nghề, câu lạc bộ, hợp tác xã; các hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp, trang trại, cùng các đơn vị cung ứng, dịch vụ hỗ trợ và một số tổ chức, công ty nước ngoài...
Phát biểu tại hội chợ ông Nguyễn Trọng Thừa, Thứ trưởng Bộ nội vụ cho biết, hội chợ làng nghề lần thứ 15 và sản phẩm OCOP Việt Nam năm 2019 tại thành phố Hải Dương là một trong những hoạt động xúc tiến thương mại quan trọng của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn năm 2019. Nhằm mục đích giới thiệu quảng bá góp phần nâng cao hình ảnh, sức cạnh tranh của sản phẩm nhãn hiệu OCOP Việt nam của các địa phương trở thành thương hiệu mạnh trên phạm vi cả nước và từng bước phát triển ra thị trường quốc tế.
Có thể bạn quan tâm
13:30, 03/10/2019
19:38, 23/10/2019
02:05, 15/09/2019
Việc tổ chức hội chợ nhằm giúp doanh nghiệp, hợp tác xã và các hộ sản xuất sản phẩm OCOP; đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại nhằm gia tăng giá trị, quảng bá thương hiệu, khẳng định và nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP của các địa phương lên tầm quốc gia; xây dựng và quản lý hiệu quả nhãn hiệu OCOP trở thành thương hiệu mạnh của tỉnh Hải Dương trên phạm vi cả nước và từng bước thâm nhập thị trường quốc tế.
Được biết, năm 2019, tỉnh đặt mục tiêu sẽ phát triển thêm 10 HTX có hoạt động sản xuất gắn với bao tiêu sản phẩm.Tổ chức đăng ký ý tưởng sản phẩm, lựa chọn các sản phẩm tiêu biểu để tập trung xây dựng chuỗi cung ứng giá trị. Tổ chức từ 1-2 cuộc tham quan học tập kinh nghiệm tại các tỉnh đã và đang thực hiện tốt đề án OCOP, tham gia 1 hội chợ OCOP cấp khu vực hoặc quốc gia. Đồng thời tổ chức 15 lớp đào tạo nghề cho các hộ đăng ký tham gia đề án. Kinh phí thực hiện đề án trong năm 2019 là 4 tỷ đồng.